Trong những món ăn chơi, chè thập cẩm có lẽ là món quen thuộc nhất, xuất hiện ở cả ba miền đất nước. Tuy mỗi vùng miền lại có những cách nấu, nguyên liệu riêng. Bài viết này sẽ cung cấp những bí kíp nấu chè thập cẩm ngon để bạn có thể kinh doanh hút khách hoặc thưởng thức một bữa chè ngon tuyệt cú mèo cùng gia đình.
1. Nguyên liệu làm chè thập cẩm
Chè thập cẩm là món ăn chơi phổ biến ở cả Ba Miền Bắc – Trung – Nam. Mỗi vùng miền mang đặc trưng riêng về nguyên liệu và cách chế biến. Khác với các loại chè đậu đỏ, chè đậu xanh, chè đậu ngự,… chè thập cẩm là sự kết hợp của nhiều nguyên liệu tạo nên hương vị ngọt ngào hấp dẫn.
Nguyên liệu để làm chè thập cẩm rất đa dạng. Mỗi vùng miền có cách chọn và kết hợp nguyên liệu khác nhau, tạo nên sự đa dạng về cách nấu chè. Tuy nhiên, nhìn chung, nguyên liệu chính của chè thập cẩm ở các vùng khá giống nhau với các thành phần cơ bản như đường, đậu đỏ, đậu xanh, đậu ngự,… Cùng với đó là các nguyên liệu kèm theo phổ biến như nước cốt dừa, bột báng, đậu phộng rang, dừa tươi bào sợi.
2. Cách làm chè thập cẩm theo vùng miền
2.1. Cách nấu chè thập cẩm miền Bắc
Du lịch miền Bắc, hẳn bạn đã được trải nghiệm hương vị chè thập cẩm ngọt thanh, mát dịu nhờ sự kết hợp hài hòa của các nguyên liệu như: đậu, khoai, bột báng, nước cốt dừa, thạch… Bây giờ, chúng ta sẽ cùng thực hiện cách nấu chè thập cẩm Hà Nội với các bước đơn giản sau:
Chuẩn bị nguyên liệu:
- Đậu đỏ: 100gr
- Khoai lang: 1 củ
- Khoai môn: 1 củ
- Bột báng: 50g
- Nước cốt dừa 200ml
- Thạch rau câu 100gr
- Đường, đậu phộng rang, dừa khô
Tiến hành nấu chè: thời gian thực hiện trong 40 phút
- Bước 1: sơ chế nguyên liệu
- Gọt vỏ, rửa sạch khoai lang, khoai môn sau đó ngâm với nước muối pha loãng
- Vo sạch đậu đỏ, loại bỏ những hạt lép, sau đó ngâm ít nhất 3 – 4 tiếng trước khi nấu
- Ngâm bột báng 1 tiếng trước khi nấu
- Bước 2: nấu chè
- Cho đậu đỏ đã ngâm vào nồi, cho khoảng 1 lít nước vào nấu cùng. Nấu đến khi sôi thì hạ lửa vừa rồi ninh cho đến khi đậu mềm. Khi đậu mềm, cho lượng đường vừa ăn theo khẩu vị. Đun tiếp khoảng 2 – 3 phút cho đến khi đường tan hết thì tắt bếp, để nguội.
- Cho khoai lang, khoai môn vào một nồi riêng, đổ nước ngập rồi ninh cho chín mềm. Khoai chín tới thì bạn cho vào khoai một lượng đường vừa ăn.
- Trong khi ninh đậu thì bạn có thể cho bột báng vào nồi luộc. Bạn luộc bột đến khi thấy các hạt bột có màu trắng trong thì vớt bột ra bỏ vào trong tô nước lạnh. Ngâm bột trong nước lạnh khoảng 10 phút, sau đó chắt bỏ nước, để bột ráo.
Hoàn thành và thưởng thức:
- Chuẩn bị một cái ly, cho đá bào vào, sau đó múc lần lượt khoai, đậu đỏ, bột báng vào ly.
- Rưới lên trên một vá nước cốt dừa. Rắc kèm một ít đậu phộng, thạch, dừa khô. Vậy là bạn đã có một ly chè thập cẩm thơm ngon, ngọt mát.
Chỉ với vài bước đơn giản, bạn đã có nồi chè ngon đãi cả nhà. Ngoài nấu chè thập cẩm với đậu đỏ, khoai lang, bạn cũng có thể thay đổi nguyên liệu theo sở thích như chè thập cẩm sữa dừa, chè thập cẩm đậu xanh, chè thập cẩm đậu ngự,…
2.2. Cách nấu chè thập cẩm miền Nam
Miền Nam không chỉ nổi tiếng với các loại bánh dân dã mà còn có những món chè ngọt ngon đặc biệt. Du lịch miền Nam thường không thể không thưởng thức chén chè thập cẩm hoa quả hấp dẫn. Cùng vào bếp để thực hiện món chè thập cẩm cốm thơm ngon.
Chuẩn bị nguyên liệu (cho 4 người ăn):
- Đậu đỏ: 200gr
- Cốm khô: 150gr
- Bắp: 2 quả
- Chuối chín: 5 quả
- Đường cát (hoặc đường phèn)
- Bột năng, bột bắp, bột rau câu, bột báng
- Nước cốt dừa
- Lá dứa: 10 lá
Tiến hành nấu chè: thời gian thực hiện trong 80 phút
- Bước 1: ninh đậu đỏ
- Vo sạch đậu đỏ, nhặt bỏ hạt lép sau đó ngâm qua đêm hoặc ít nhất từ 6 – 8 tiếng trước khi nấu. Ngâm xong thì vớt đậu ra để cho ráo nước. Cho đậu đỏ vào nồi cùng 400ml nước, ½ muỗng cà phê muối rồi bật lửa ninh mềm. Đậu mềm thì cho cho đường vào (độ ngọt tùy vào khẩu vị của bạn), khuấy đều cho đường tan hết.
- Hòa tan bột năng với nước ấm rồi đổ từ từ vào nồi đậu, khuấy thật đều để bột tan hết. Tiếp tục nấu cho đến khi nồi đậu sôi lại lần nữa, bột không bị vón cục thì tắt bếp.
- Bước 2: nấu chè bắp
- Bắp các bạn lột vỏ, nhặt bỏ râu, rửa sạch, dùng dao bào, bào nhỏ phần thịt bắp. Phần cùi còn lại bạn cho vào luộc cùng râu bắp. Đun sôi nồi nước luộc rồi hạ lửa nấu thêm 15 phút, tiếp theo bạn vớt bỏ lõi, râu bắp, lọc lấy phần nước dùng. Cho bắp bào nhỏ vào nồi nước dùng nấu khoảng 15 phút, thêm vào nồi 2 thìa canh đường, khuấy tan.
- Cho 20gr bột bắp, 20gr bột năng vào một chén nước nhỏ hòa tan, đổ từ từ vào nồi chè bắp, vừa đổ vừa khuấy nhẹ đến khi bột bắp sánh lại.
- Chuối xắt miếng vừa ăn, sau đó nấu tương tự như nấu chè bắp.
- Bước 3: nấu chè cốm
- Đem cốm đi rửa rồi ngâm khoảng 10 phút cho cốm nở, vớt ra để ráo
- Cho 2 bó lá dứa vào nồi, đổ thêm 500ml nước rồi đun sôi. Khi mùi lá dứa tỏa ra thì vớt ra, cho vào nồi 1 lượng đường vừa phải và một chút xíu muối.
- Bạn khuấy cho tan đường rồi cho phần cốm đã ngâm vào nấu đến khi cốm chín đều. Cho 2 muỗng bột năng vào một chén nước nhỏ hòa tan, đổ từ từ chén nước vào nồi chè cốm, vừa đổ vừa khuấy đều đến khi bột tan hết.
- Bước 4: Làm rau câu
- Cho bột rau câu vào 100ml nước rồi đun sôi, cho vào 1, 2 muỗng canh đường
- Bỏ rau câu ra khuôn để nguội cho đến khi đông lại
Hoàn thành và thưởng thức:
- Bạn cho đá bào vào ly, sau đó múc chè đậu đỏ, chè bắp, chè chuối, chè cốm vào với lượng vừa ăn
- Cho nước cốt dừa lên trên rồi thêm rau câu vào, trộn đều và thưởng thức
2.3. Cách nấu chè thập cẩm miền Trung
Du lịch miền Trung, bạn đã có dịp thưởng thức những món chè ngon như chè thập cẩm Nghệ An, chè thập cẩm Huế, chè thập cẩm Quảng Ngãi,… Sau đây, chúng ta sẽ cùng vào bếp thực hiện món chè thập cẩm xứ Huế nổi tiếng.
2.3.1. Cách làm chè thập cẩm Huế
Huế là quê hương của nhiều món chè cung đình ngon nổi tiếng. Sau đây chúng ta cùng vào bếp thực hiện món chè thập cẩm Huế với các bước sau:
Chuẩn bị nguyên liệu (cho 4 người ăn):
- Đậu đỏ: 300gr
- Đậu xanh: 300gr
- Đậu phộng rang: 200gr
- Bột nếp: 100gr
- Bột năng: 150gr
- Dừa rám: 1 quả
- Lá dứa tươi: 5 lá
- Đường: 300gr
- Nước cốt dừa: 200ml
- Sữa tươi: 300ml
Tiến hành nấu chè: thời gian thực hiện trong 40 phút
Bước 1: sơ chế nguyên liệu
- Đậu đỏ vo sạch, nhặt bỏ hạt lép sau đó ngâm qua đêm hoặc ít nhất 6 tiếng trước khi nấu. Ngâm xong thì vớt đậu ra để cho ráo nước. Cho đậu đỏ vào nồi cùng 400ml nước, ½ muỗng cà phê muối rồi bật lửa ninh mềm. Đậu mềm thì cho đường vừa ăn, tiếp tục nấu cho tan hết đường rồi tắt bếp để nguội.
- Cho đậu xanh bạn nấu chín nhừ rồi tán nhuyễn, để nguội và vo viên nhỏ. Bạn nhào bột nếp cho quánh lại rồi vo thành viên nhỏ, luộc chín vớt ra để nguội.
- Cho sữa và đường vào nấu cùng đến khi sệt lại thì tắt bếp. Cho vào hỗn hợp một ống vani rồi khuấy đều.
- Bỏ lá dứa vào nồi, đổ tầm 300ml nước vào cùng rồi nấu sôi. Sau đó cho nước dừa, đường, ½ muống cà phê muối và sữa đặc vào nồi. Bạn khuấy đều tất cả cho tan, bật lửa nấu sôi lại lần nữa rồi tắt bếp, để nguội.
Hoàn thành và thưởng thức:
- Múc lần lượt đậu đỏ, đậu xanh, viên bánh nếp, hỗn hợp sữa đường vào ly.
- Cho thêm dừa bào sợi lên trên. Có thể cho thêm đá nếu bạn thích ăn lạnh. Sau đó khuấy đều và thưởng thức.
2.3.2. Chè thập cẩm Quảng Ngãi chuẩn vị
Thực hiện món chè thập cẩm Quảng Ngãi ngon chuẩn với các bước đơn giản dưới đây:
Chuẩn bị nguyên liệu: (cho 4 người ăn)
- Đậu đỏ: 200gr
- Đậu xanh cà vỏ: 200gr
- Bột năng: 100gr
- Bột nếp (hoặc bột mì): 100gr
- Đậu phộng: 50gr
- Nước cốt dừa: 200ml
- Bột trà xanh: 2gr
- Bột rau câu dẻo: 1 gói
- Cơm dừa tươi: 50gr
- Đường trắng (hoặc đường phèn): 250gr
Tiến hành nấu chè: thời gian thực hiện 40 phút
Bước 1: nấu chè đậu đỏ
- Đậu đỏ sau khi vo sạch thì đem ngâm khoảng 7 – 9 tiếng trước khi nấu
- Cho đậu đỏ cùng 600ml nước vào nồi nấu sôi, sau đó vặn lửa nhỏ ninh mềm. Đậu mềm, bạn cho đường với lượng vừa ăn vào nấu cùng. Nấu khoảng 5 – 10 phút cho đường tan hết thì tắt bếp
Bước 2: nấu đậu xanh
- Đậu xanh ngâm với nước ấm khoảng 1 tiếng trước khi nấu để đậu nhanh mềm. Cho đậu xanh đã ngâm vào nồi, đổ ngập nước rồi nấu khoảng 10 – 15 phút đến khi đậu mềm thì cho khoảng 50g đường vào.
- Pha bột sắn dây theo tỉ lệ: 1 thìa bột + ½ chén nước rồi khuấy đều cho bột tan hết. Cho hỗn hợp vào nồi đậu xanh, vừa đổ vừa khuấy đều cho hỗn hợp quyện lại với nhau. Đun cho nồi đậu sôi lại thì tắt bếp.
Bước 3: nấu chè cốm
- Đem cốm đi rửa rồi ngâm khoảng 10 phút cho cốm nở hết ra rồi vớt ra để ráo
- Cho 2 bó lá dứa vào nồi, đổ thêm 500ml nước rồi đun sôi. Khi mùi lá dứa tỏa ra thì vớt ra, cho vào nồi 1 lượng đường vừa phải và một chút xíu muối.
- Bạn khuấy cho tan đường rồi cho phần cốm đã ngâm vào nấu đến khi cốm chín đều. Cho 2 muỗng bột năng vào một chén nước nhỏ hòa tan, đổ từ từ chén nước vào nồi chè cốm, vừa đổ vừa khuấy đều đến khi bột tan hết.
Bước 4: Làm thạch rau câu
- Cho gói bột thạch rau câu vào 100ml nước rồi đun sôi. Khi thạch sôi thì cho vào đó 2 muỗng đường hoặc bạn có thể cho thêm nước cốt dừa, cà phê,… để tạo vị, tạo màu tùy thích. Khi đường tan hết thì bạn tắt bếp, cho thạch ra khuôn để nguội cho thạch đông lại là được.
Hoàn thành và thưởng thức:
- Múc lần lượt đậu đỏ, đậu xanh, viên bánh nếp, chè cốm vào tô hoặc ly. Rưới nước cốt dừa, rắc dừa khô, đậu phộng rang lên trên. Có thể cho thêm đá bào nếu thích ăn lạnh.
- Vậy là bạn đã hoàn thành ly chè thập cẩm thơm ngon để mời cả nhà thưởng thức.
2.4. Cách nấu chè thập cẩm An Giang – Hương vị miền Tây sông nước
Chè thập cẩm An Giang là một món ăn ngọt ngon, thanh mát và hấp dẫn mà du khách rất thích khi du lịch miền Tây Nam Bộ. Bạn có thể tự tay nấu món ngon này tại nhà với các bước đơn giản sau đây:
Chuẩn bị nguyên liệu: (cho 4 người ăn)
- Chuối chín vừa: 2 quả
- Bắp ngô ngọt: 30gr
- Bột mì: 100gr
- Bột năng: 100gr
- Bột báng: 50gr
- Bột thạch rau câu: 50gr
- Đường: 300gr
- Cốm khô: 100gr
- Nước cốt dừa: 200ml
Tiến hành nấu chè: thời gian thực hiện trong 35 phút
Bước 1: sơ chế nguyên liệu
- Đậu đỏ vo sạch, ngâm trong nước ấm khoảng 30 phút trước khi nấu
- Bắp lột vỏ, tách lấy hạt đem rửa sạch
- Chuối lột vỏ, thái thành từng khoanh tròn vừa ăn
- Trộn 100gr bột mì với 50gr bột năng, nhào bột thật mịn rồi vo viên tròn
- Bột báng đem rửa sạch, ngâm trong nước lạnh khoảng 10 phút, sau đó vớt ra để ráo
- Cốm khô đem ngâm 10 phút cho nở hết ra rồi vớt ra rổ để ráo nước
Bước 2: nấu chè
- Đậu đỏ đem ninh khoảng 20 – 30 phút cho nhừ, đậu nhừ thì cho vào nồi khoảng 2 muỗng canh đường, nấu sôi lại rồi tắt bếp, để riêng.
- Cho đậu xanh bạn nấu chín nhừ rồi tán nhuyễn, để nguội và vo viên nhỏ. Bạn nhào bột nếp cho quánh lại rồi vo thành viên nhỏ, luộc chín vớt ra để nguội.
- Cho sữa và đường vào nấu cùng đến khi sệt lại thì tắt bếp. Cho vào hỗn hợp một ống vani rồi khuấy đều.
- Bỏ lá dứa vào nồi, đổ tầm 300ml nước vào cùng rồi nấu sôi. Sau đó cho nước dừa, đường, ½ muống cà phê muối và sữa đặc vào nồi. Bạn khuấy đều tất cả cho tan, bật lửa nấu sôi lại lần nữa rồi tắt bếp, để nguội.
Bước 3: nấu chè cốm
- Đem cốm đi rửa rồi ngâm khoảng 10 phút cho cốm nở hết ra rồi vớt ra để ráo
- Cho 2 bó lá dứa vào nồi, đổ thêm 500ml nước rồi đun sôi. Khi mùi lá dứa tỏa ra thì vớt ra, cho vào nồi 1 lượng đường vừa phải và một chút xíu muối.
- Bạn khuấy cho tan đường rồi cho phần cốm đã ngâm vào nấu đến khi cốm chín đều. Cho 2 muỗng bột năng vào một chén nước nhỏ hòa tan, đổ từ từ chén nước vào nồi chè cốm, vừa đổ vừa khuấy đều đến khi bột tan hết.
Bước 4: Làm thạch rau câu
- Cho gói bột thạch r