Cách nấu nước mắm bánh ướt: Bí quyết để thưởng thức món ăn đậm đà

Video cách làm nước mắm bánh uot

Bánh ướt, hay còn được gọi là bánh cuốn, là một món ăn phổ biến được ưa chuộng bởi nhiều người. Cách nấu nước mắm bánh ướt ngon và chuẩn là một trong những yếu tố quan trọng để làm tăng thêm hương vị cho món bánh và khiến bạn ăn mãi không chán. Hãy cùng tìm hiểu bí quyết ngay bây giờ.

1. Cách làm nước mắm ăn bánh ướt phổ biến

Đây là cách làm nước mắm dùng ăn bánh ướt khá phổ biến và phù hợp với khẩu vị của nhiều người, rất dễ ăn. Các nguyên liệu cần thiết trong công thức này rất quen thuộc trong căn bếp của mỗi gia đình, thời gian làm cũng nhanh nên bạn có thể tham khảo nó. Cách thức làm như sau:

1.1. Chuẩn bị nguyên liệu

Nguyên liệu làm nước mắm bánh ướt

Các nguyên liệu cần thiết để nấu được nước mắm bánh ướt:

  • Đường: 4 thìa cafe (nên dùng đường vàng sẽ đậm vị hơn)
  • Nước mắm: 8 thìa cafe
  • Giấm: 2 thìa cafe
  • Nước lọc: 6 thìa canh
  • Chanh: 2 quả
  • Ớt tươi: 4 quả (có thể giảm nếu nhà bạn không ăn được cay)
  • Tỏi: 6 tép

1.2. Các bước tiến hành

Bước 1:

  • Bóc vỏ tỏi, rửa sạch sau đó đập dập và băm nhuyễn.
    Băm nhuyễn tỏi làm nước mắm
    Băm nhuyễn tỏi

  • Bỏ cuống ớt tươi, rửa sạch và bổ đôi, bỏ hết hạt bên trong rồi cũng đem đi băm nhuyễn. Bạn có thể thái chúng thành từng lát mỏng trước để băm nhanh và nhuyễn hơn.

Xem thêm:  Đế Pizza cơ bản - Công thức làm đế giòn

Bước 2:

  • Chuẩn bị pha nước chấm, bạn cho nước lọc, đường, nước mắm, giấm vào và khuấy đều lên cho đường tan.
    Đun sôi đường
    Khuấy đường trong hỗn hợp cho tan

  • Vắt lấy nước cốt từ chanh. Nếm lại xem độ chua ngọt của nước chấm thế nào để điều chỉnh lượng chanh vắt vào, nếu không nước chấm có thể bị chua gắt quá làm mất vị. Bạn cũng có thể thay chanh bằng quất nếu thích.

  • Sau đó, cho phần tỏi ớt đã băm vào và khuấy đều lên để bát nước chấm nhìn ngon mắt hơn.

Bước 3:

  • Thưởng thức món bánh ướt cùng nước chấm đậm đà, tăng thêm hương vị cho món ăn.
    Bánh ướt
    Thưởng thức món bánh ướt cùng nước chấm đúng điệu

  • Cách làm nước mắm này thích hợp với những ai yêu thích vị chua ngọt mà nghiêng về phần chua. Bạn cũng có thể cho thêm đường nếu thích ăn ngọt như người miền Nam.

Xem thêm tất cả thông tin, công thức nấu các món bánh ướt tại đây nhé!

2. Cách làm nước mắm ngọt ăn bánh ướt

Cách nấu nước mắm ngọt theo công thức dưới đây chuẩn theo đặc trưng của người miền Tây. Điều đặc biệt chính là có thêm nguyên liệu nước dừa, gia tăng thêm độ ngọt tự nhiên và bùi bùi cho nước mắm, là món chấm khoái khẩu cho những ai là fan của vị ngọt. Cách thức làm như sau:

2.1. Chuẩn bị nguyên liệu

Nước cốt dừa

Nước dừa giúp tăng độ ngọt tự nhiên và vị bùi cho nước chấm

  • Nước dừa tươi: 1 chén đầy
  • Đường cát trắng: Lưng chén
  • Nước mắm: Lưng chén
  • Ớt tươi: 1 quả
Xem thêm:  Bí quyết làm bánh phục linh thơm ngon đậm đà

2.2. Các bước tiến hành

Bước 1:

  • Cho chảo lên bếp, đợi đến khi chảo nóng thì cho đường, nước dừa và nước mắm vào chảo. Khuấy đều để đường tan, chú ý điều chỉnh lửa không để cạn nước có thể gây cháy chảo.
    Cho nước dừa, đường, nước mắm vào nấu
    Cho nước dừa, đường, nước mắm vào nấu

  • Đến khi thấy hỗn hợp sôi thì tắt bếp, nêm nếm cho vừa miệng thì bỏ ra bát.

Bước 2:

  • Thưởng thức món nước mắm ngọt chấm bánh ướt đúng chuẩn, hương vị ngọt ngào này chắc chắn sẽ khiến bạn muốn ăn mãi không thôi.
    Bánh ướt chấm nước mắm ngọt
    Thưởng thức bánh ướt chấm cùng nước mắm ngọt

  • Bạn cũng có thể cho thêm một ít ớt băm nhuyễn hoặc ớt thái lát để bát nước mắm thêm chút vị cay hấp dẫn hơn.

3. Cách làm nước mắm thịt chấm bánh ướt

Cách làm nước mắm thịt công phu, đòi hỏi nhiều thời gian hơn so với 2 công thức trên. Tuy nhiên, với thành phẩm làm ra là một bát nước chấm hòa quyện giữa các vị chua, cay cộng thêm vị ngọt từ xương chắc chắn sẽ khiến bạn hài lòng. Cách thức làm như sau:

3.1. Chuẩn bị nguyên liệu

Làm nước chấm bánh ướt từ nước cốt xương

Nước chấm bánh ướt từ xương hầm ngọt vị

  • Xương lợn: 500g (tăng giảm tùy theo số lượng thành viên gia đình bạn)
  • Thịt băm: 300g
  • Nước mắm: 3 thìa canh
  • Giấm ăn: 2 thìa canh
  • Tỏi, ớt

3.2. Các bước tiến hành

Bước 1:

  • Rửa sạch xương lợn, chần qua rồi cho vào nồi áp suất ninh để tiết kiệm thời gian cũng như xương hầm sẽ nhừ hơn, nước cũng ngọt hơn. Thời gian ninh khoảng 15 phút là được. Sau đó, lấy phần nước xương ra bát, đổ cẩn thận để không lọt vụn xương vào.
    Nước hầm xương
    Chắt riêng nước xương để chế biến thành – Cách nấu nước mắm bánh ướt

  • Thịt băm cho vào chảo và đảo cho chín. Lưu ý đảo đều tay để thịt không dính vào nhau. Lưu ý không cần cho dầu ăn vào để khi cho thịt vào nước mắm không bị ngấy. Cho một ít bột canh hoặc mắm vào để thịt thêm đậm vị.

  • Tỏi và ớt bóc vỏ, rửa sạch rồi băm nhuyễn.

Xem thêm:  Mẹo làm bánh xèo giòn lâu, thơm ngon, hấp dẫn

Bước 2:

  • Cho nước xương, nước mắm và giấm vào bát to, khuấy đều lên để chúng hòa quyện hương vị. Nêm nếm cho vừa miệng rồi cho tỏi và ớt đã băm vào bát và cũng khuấy đều lên.
    Nước chấm bánh ướt
    Bát nước chấm thịt hòa quyện giữa các vị chua thanh của giấm, ngọt của xương thịt và cay nhẹ của ớt

  • Bạn nên để phần thịt băm và nước mắm riêng ra để nước mắm có thể bảo quản lâu hơn mà hương vị cũng được đảm bảo. Ai muốn ăn thịt băm thì cho riêng vào bát của mình, sau đó múc nước mắm vào và thưởng thức. Có thể rắc thêm hạt tiêu ở bên trên.

Với những loại nước mắm mà chúng ta đã hướng dẫn ở trên, bạn có thể ăn kèm với bánh ướt chả lụa, bánh ướt thịt nướng hoặc cả món bánh ướt lòng gà Đà Lạt đều rất tuyệt vời. Chúc bạn thành công trong việc thưởng thức những món bánh ướt đậm đà hương vị này.