Cách làm món Xôi Ngũ Sắc đầy đủ và chi tiết dành cho mẹ đảm đang

Video cách làm xôi ngũ sắc

Thành phố Sapa của tỉnh Lào Cai là nơi cư trú của nhiều dân tộc thiểu số, vì vậy nơi đây hội tụ nền văn hóa đa sắc màu cùng với những món ăn đậm đà bản sắc dân tộc. Trong số đó, xôi ngũ sắc – đặc sản của dân tộc Tày là một trong những món ăn nổi tiếng được nhiều thực khách yêu thích vì có đến 5 màu sắc độc đáo. Mời bạn theo chân Blog về Sâm Ngọc Linh và các thực phẩm, sức khỏe đi về Sapa tìm hiểu cách nấu xôi ngũ sắc chuẩn vị Tây Bắc nhé.

Tìm hiểu xôi ngũ sắc của người Tày

Người Tày ở nước ta phân bố rộng trên cả nước và sống ở hầu hết tại các vùng núi cao. Họ có truyền thống văn hóa lâu đời, có chữ viết riêng và có điều kiện kinh tế phát triển hơn các dân tộc khác. Những nét đặc sắc về văn hóa của người Tày không những được thể hiện trong các hội làng, những bài ca, tiếng hát dân gian mà còn trong cả những nét văn hóa ẩm thực phong phú. Và xôi ngũ sắc là một trong những sản phẩm nổi bật của họ.

xôi ngũ sắc
Xôi ngũ sắc – món đặc sản nổi tiếng của dân tộc Tày.

Gọi là xôi ngũ sắc vì món xôi này được tạo thành từ 5 màu khác nhau: trắng, đỏ, xanh, tím, vàng tượng trưng cho ngũ hành kim, mộc, thủy, hỏa, thổ. Người Tày thường làm xôi ngũ sắc vào các ngày cúng giỗ, cưới hỏi, vào nhà mới và các ngày mồng 5 tháng 5, rằm tháng bảy hàng năm… với mong muốn gia đình gặp nhiều may mắn, gia chủ làm ăn phát đạt.

Xem thêm:  Cách Làm Xôi Chiên Nhân Thịt Đơn Giản Tại Nhà

Nguyên liệu làm xôi ngũ sắc bao gồm: gạo nếp thơm dẻo, gạt đều không lẫn tẻ trộn đều cùng các loại lá cây rừng để nhuộm màu. Tuỳ thuộc vào mỗi loại lá và cách pha chế để tạo ra 5 màu sắc khác nhau, tạo ra món xôi không chỉ độc đáo về hình thức mà còn mang hương vị thơm ngon, hấp dẫn.

Ý nghĩa của món xôi ngũ sắc

Người xưa quan niệm, xôi ngũ sắc tượng trưng cho ngũ hành: trắng là màu của kim, xanh là màu của mộc, đen là màu của thuỷ, đỏ là màu của hỏa, màu vàng là màu của thổ. Người ta quan niệm rằng sự tồn tại của ngũ hành làm nên sự tươi tốt của Thiên – Địa – Nhân. Với người Tày, thói quen ăn xôi ngũ sắc trong các ngày lễ, tết sẽ giúp họ gặp nhiều điều may mắn, tốt lành.

Bên cạnh đó, xôi ngũ sắc là niềm tự hào của chị em phụ nữ Tày bởi nó thể hiện sự khéo léo, đảm đang của họ. Loại xôi năm màu được chế biến từ những nguyên liệu bắt nguồn từ thiên nhiên nên ăn rất ngon và bổ dưỡng.

ý nghĩa xôi ngũ sắc
Xôi ngũ sắc tượng trưng cho 5 màu ngũ hành.

Trang trí xôi ngũ sắc

Ngày lễ, Tết, bà con dân tộc Tày thường chế biến món xôi năm màu trang trí làm cho mâm cỗ thêm hấp dẫn. Để có món xôi màu dẻo thơm, người nấu sẽ chọn loại gạo nếp thơm, hạt mẩy đều. Còn màu sắc của xôi phụ thuộc vào các nguyên liệu tạo màu, thường là từ lá cây rừng.

Xem thêm:  Học nấu xôi khúc ngon: Bí quyết làm xôi chuẩn vị

Khi nấu xong, xôi ngũ sắc được các mẹ, các chị bày thành đĩa xôi năm màu: trắng, xanh, vàng, đỏ, tím cẩm trông tựa như bông hoa năm cánh đang khoe sắc. Xôi ngũ sắc có một mùi thơm đặc trưng của cây cỏ, không hề lẫn với bất cứ món xôi nào khác. Còn có quan niệm rằng, người nào được xôi ngũ sắc có màu chuẩn đẹp thì được xem là người khéo tay, gia đình sẽ làm ăn phát đạt.

Cách làm xôi ngũ sắc

Nguyên liệu làm xôi ngũ sắc cho 4 người

  • 1,5kg gạo nếp
  • 1 bó lá cẩm
  • 1 bó lá dứa
  • 1/2 quả gấc
  • 100g nghệ tươi
  • 5 thìa cà phê muối
  • Rượu trắng
  • 3 thìa cà phê đường
  • 3 thìa canh nước cốt dừa

Cách làm xôi ngũ sắc chi tiết và đầy đủ

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

Trước khi nấu, bạn vo sạch gạo nếp rồi ngâm với nước để qua đêm cho gạo nở ra.

Rửa sạch các loại lá cẩm, lá dứa.

Nghệ tươi rửa sạch, bỏ vỏ, giã nguyên.

Bước 2: Các bước tạo màu

Nghệ tươi sau khi giã nhuyễn đổ thêm vào 1 lít nước lọc, lọc lấy nước vàng và bỏ bã đi.

Lá cẩm đem cắt khúc rồi cho vào nồi, thêm 1 lít nước lọc và đun sôi trong khoảng 10 phút. Lúc này, nước sẽ nhuộm màu tím của lá cẩm, lọc lấy phần nước màu tím còn bỏ lá đi.

Lá dứa cho vào máy xay sinh tố xay thật nhuyễn, đổ vào 1 lít nước lọc, bóp lấy nước cốt màu xanh qua rây, bỏ bã đi.

Lấy 1 bát đựng gấc, thêm vào một chút rượu trắng, dùng tay đeo bao nilon bóp thật kỹ đến khi phần thịt gấc tách hết ra khỏi hạt, bỏ hạt đi.

Xem thêm:  Vị ngon của món xôi bắp dân dã tại Sài Gòn

tạo màu xôi
Sử dụng các thực phẩm để tạo màu xôi như lá dứa, gấc, nghệ, lá cẩm,…

Bước 3: Đồ xôi ngũ sắc

Chia phần gạo nếp đã ngâm qua đêm làm 5 phần. Cho mỗi phần ngâm với một loại nước màu đã chuẩn bị (nước lá cẩm, nước lá dứa, nước nghệ), thêm 1 thìa canh nước cốt dừa, 1 thìa cà phê đường và 1 thìa cà phê muối. Ngâm trong khoảng 3 giờ thì ta được 3 loại màu.

Còn một phần trộn đều với thịt gấc thêm 1 thìa cà phê muối trộn đều, một phần giữ nguyên và cũng thêm muối.

Sau khi ngâm, cho gạo nếp vào nồi đồ xôi, bật lửa lớn để hạt gạo nếp được nở chín đều. Sau 30 phút dùng đũa để xới tơi, nếu thấy xôi có vẻ khô thì có thể rưới thêm chút nước lên trên. Hấp cho đến khi xôi chín mềm thì tắt bếp, bắc nồi xôi xuống.

Lưu ý khi làm xôi ngũ sắc

Tuỳ vào kích thước nồi mà bạn có thể đồng 1 hay nhiều màu một lần. Nếu bạn có nồi đồ xôi lớn thì có thể đồ cả 5 loại xôi trong 1 lần.

Khi thấy xôi bị khô, có thể rưới chút nước lên, nếu bạn rưới nước cốt dừa thì càng ngon nhé.

Khi nấu xôi có thể không dùng nước cốt dừa, nhưng nếu ngâm gạo với nước cốt dừa thì xôi sẽ dẻo bùi, mùi vị rất tuyệt vời.

Cách làm món xôi ngũ sắc của người Tày cũng đâu quá khó phải không nào? Chỉ cần chịu khó một chút áp dụng công thức nấu xôi đơn giản này để mâm cỗ thêm hấp dẫn, ngày đầu năm thêm phấn khởi với đầy đủ sắc vị, đem lại may mắn cả năm cho gia đình bạn nhé!