Công dụng của Huyền Sâm – Thảo dược nổi tiếng ở Phương Đông

Y học cổ đại có rất nhiều ghi chép về dược liệu tự nhiên mang tính âm dương có khả năng cân bằng vòng luân chuyển khí huyết trong cơ thể. Trong đó nhân sâm là đại diện cho tính dương, cay nóng và Huyền sâm lại biểu trưng cho tính âm, hàn lạnh.

Nguồn gốc, xuất xứ của Huyền sâm

Tương tự như sâm Quy Đá hay sâm Vũ Diệp, cây Huyền sâm cũng là một loại thực vật có nguồn gốc xuất xứ từ vùng cao Trung Quốc. Theo thời gian, nhiều khả năng loài thực vật đã được di thực tự động hoặc cũng có thể là người dân khu vực phía Bắc mang theo hạt giống nuôi trồng mà đến nay chúng ta đã có thể bắt gặp hình ảnh Huyền sâm mọc dại ở các vùng núi phía Bắc giáp biên giới Trung Quốc như Lào Cai, Hà Giang.

Tùy theo loại Huyền sâm có nguồn gốc từ khu vực nào mà tên gọi của chúng cũng sẽ có nhiều biến đổi phù hợp với đặc điểm của từng vùng đất. Như loại Huyền sâm trồng vào đầu hạ, thu hoạch vào cuối thu có nguồn gốc từ tỉnh Tứ Xuyên phía Tây Nam Trung Quốc sẽ được gọi là Thổ Huyền sâm. Hoặc loại sâm đặc trưng chỉ tìm thấy ở Triết Giang lại được đặt cho cái tên Quảng Huyền sâm.

Ngoại trừ hai vùng đất đó, các loại Huyền sâm khác được tìm thấy đều được gọi chung là Dã Huyền sâm ý chỉ loại thảo dược hoang dã mọc đầy trong tự nhiên. Trải qua nhiều thời kỳ, Huyền sâm ở Việt Nam được gọi với rất nhiều cái tên khác nhau có thể kể đến như Trục Mã, Phức Thảo, Trọng Đài, tùy theo cách gọi của từng địa phương.

Xem thêm:  Top 5 các loại nấm quý

Huyền sâm tuy xuất hiện tại nhiều địa phương khác nhau trên đất Việt thế nhưng củ sâm to, mang nhiều giá trị sinh dưỡng chỉ có thể được thu hoạch tại một số khu vực trung du và miền núi Bắc Bộ trong đó nổi bật là Đà Lạt, Lào Cai, Lai Châu.

Thời điểm thu hoạch Huyền sâm để đạt chất lượng tốt nhất

Khác với những loại thảo dược thường mọc riêng lẻ, Huyền sâm lại mọc thành từng cụm san sát nhau với cánh hoa có hình tựa như đôi môi người tím sậm rất dễ nhận diện. Một điểm đáng chú ý là quả Huyền sâm non hay nhiều tuổi đều không được đánh giá cao về giá trị như nhiều người vẫn lầm tưởng mà phải là quả vừa tầm, chắc thịt bám rễ.

Thời điểm thu hoạch củ Huyền sâm tốt nhất là từ năm thứ hai khi thân cây phía trên đã dần tàn lụi và phần rễ cắm sâu xuống mặt đất. Chỉ trong khoảng thời gian dài như vậy, Huyền sâm mới đủ thời gian hấp thu chất dinh dưỡng với lượng saponin cô đặc cao.

Để chất lượng củ hảo hạng nhất, ngay khi vừa đào lên cần phải tiến hành ngay các bước sơ chế không để vi khuẩn và nấm có cơ hội xâm nhập vào cơ thể Huyền sâm. Bảo quản Huyền sâm so với các loại thảo dược khác cũng tương đối phức tạp cần thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng để tránh bị ẩm, hư hại.

Xem thêm:  Sâm Ô Linh: Vàng Đen Của Sức Khỏe

Huyền sâm có tác dụng gì đối với sức khỏe con người

Là biểu trưng cho dòng năng lượng âm trong văn hóa dược liệu phương Đông, Huyền sâm được xếp vào nhóm Tâm, Phế, Thận với công năng chính giải độc, cân bằng nhiệt độ tuần hoàn cơ thể. Người xưa tin rằng các chứng viêm, sưng, nhiệt hay thậm chí là cả dịch bệnh, ôn sởi đều có thể được đẩy lùi khi sử dụng Huyền sâm.

Đến thời hiện đại, các nhà khoa học dần công nhận tính dược lý bên trong thành phần tạo nên Huyền sâm. Các dược chất quý hiếm như L – Asparagine, Oleic acid, Linoleic acid, Stearic acid, Ningpoenin, Aucubin, Harpagoside, tinh dầu, acid béo,…. là điều rất hiếm thấy ở các loại thảo dược dạng củ mang giá trị y học và dược tính cao.

Khi kết hợp với y học hiện đại, Huyền sâm có khả năng ức chế vi khuẩn rất tốt thuận lợi cho quá trình chữa trị các loại bệnh ngoài da duy trì sắc đẹp nên rất được chị em phụ nữ tin dùng. Một số công năng khác thường được các nhà thuốc đông y đưa vào thường xuyên sử dụng có thể kể đến như ổn định tim mạch, đường huyết, điều chuyển dòng chảy khí trong cơ thể.

Chính bởi dễ tìm, nhiều công năng cộng với việc giá thành không quá đắt đỏ như các loại thảo dược khác thế nên Huyền sâm rất được tin dùng cả trong thời xưa lẫn hiện đại. Tuy nhiên để cho ra hiệu quả tối ưu nhất người sử dụng vẫn nên cần tham khảo ý kiến của thầy thuốc để tránh những rủi ro đáng tiếc về sức khỏe.

Xem thêm:  10 đối tượng không nên sử dụng nhân sâm

Các chế phẩm nổi tiếng từ Huyền sâm

Tương tự như các loại dược liệu quý hiếm ở phương Đông, Huyền sâm có thể kết hợp với rất nhiều các loại thảo dược khác nhau thành các phương thuốc cho từng chứng bệnh riêng biệt. Một số bài thuốc đơn giản mà các bạn có thể tìm thấy tại các tiệm thuốc Đông y nổi tiếng như Huyền sâm, Cam Thảo, Cát Cánh, Mạch Môn trị viêm họng hoặc Huyền Sâm, Kim Anh, Ngưu Tất, Mạch Môn, Muồng Sao, Hoa Hòe Sao để trị chứng mất ngủ.

Nếu không thạo và cảm thấy khó khăn trong việc kết hợp các vị thuốc, người dùng có thể thử nghiệm các phương pháp đơn giản như ngâm rượu, vo viên, ăn sống, làm trà uống… Tuy nhiên phải nhớ rằng Huyền sâm tuy bổ dưỡng nhưng lại không hề dễ uống. Vị đắng của Huyền sâm thực sự rất “khó trôi” nên có thể cân nhắc dùng kèm các thảo dược có vị ngọt như cam thảo, táo tàu để quá trình ăn uống trở nên dễ dàng.

Hy vọng bài viết trên có thể giúp bạn có cái nhìn tổng quan hơn về Huyền sâm, thảo dược nổi tiếng của phương Đông. Để tránh tình trạng mua phải sâm giả, mạo danh.