Được xem là báu vật của đại ngàn, sâm Ngọc Linh được chứng minh hội tụ nhiều dược tính độc đáo và duy nhất trên thế giới, thể hiện những hiệu quả tích cực đến sức khỏe con người. Thế nhưng, quý vị đã từng tò mò sâm Ngọc Linh trồng ở đâu chưa?
Ở bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ câu chuyện về loài nhân sâm được mệnh danh là “quốc bảo” của Việt Nam này.
Sâm Ngọc Linh mọc ra từ…hốc núi
Từ độ cao 2000m trên đỉnh núi Ngọc Linh hùng vĩ (thuộc khu vực Quảng Nam), ẩn mình dưới những tán rừng già, các đóa hoa đỏ thẫm ẩn hiện như những đốm lửa bập bùng giữa đại ngàn hoang sơ. Ấy là những bông hoa sâm Ngọc Linh trăm năm tuổi.
Thuở ấy, người dân bộ tộc Xơ Đăng đi rừng và rồi phát hiện một loài cây “thân rễ” kỳ lạ, có mùi thơm rất dễ chịu, bên trong lớp vỏ nhăn nheo là những “thớ thịt trắng nõn nà”, nhấm thử có vị khá đắng chát lúc đầu, nhưng dư vị ngọt, thanh, giòn và đặc biệt không có xơ. Kỳ diệu là, nếm đến đâu thấy người khỏe đến đó.
Vậy rồi, tiếng lành đồn xa, người dân Xơ Đăng truyền tay nhau loại củ thần kỳ này để dùng làm vị thuốc bồi bổ cơ thể, sau đó theo thời gian phát triển thành những bài thuốc cổ truyền trong cầm máu, lành vết thương, làm thuốc bổ, sốt rét, đau bụng, phù thũng.
Đến năm 1973, khu Y tế Trung Trung bộ cử một tổ 4 cán bộ do dược sĩ Đào Kim Long làm trưởng đoàn, kỹ sư Nguyễn Bá Hoạt, dược sĩ Nguyễn Châu Giang, dược sĩ Trần Thanh Dân là thành viên, đi điều tra phát hiện cây sâm theo hướng chân núi Ngọc Linh thuộc huyện Đắc Tô tỉnh Kon Tum.
Khi đoàn lên tỉnh Kon Tum, Ban Dân y Kon Tum cử thêm dược tá Nguyễn Thị Lê trợ giúp cho đoàn, dẫn đường lên núi Ngọc Linh. Sau nhiều ngày vượt suối băng rừng, đến 9 giờ sáng ngày 19 tháng 03 năm 1973, ở độ cao 1.800 mét so với mặt biển, đoàn đã phát hiện hai cây sâm đầu tiên và ngay buổi chiều cùng ngày đã phát hiện được một vùng sâm rộng lớn thuộc phía Tây núi Ngọc Linh.
Sau 15 ngày nghiên cứu toàn diện về hình thái, sinh thái, quần thể, quần lạc, phân bố, di cư và phát tán, dược sĩ Đào Kim Long đã xác định núi Ngọc Linh là quê hương của cây sâm mới, đặc biệt quý hiếm, chưa từng xuất hiện tại bất cứ nơi nào khác trên thế giới. Theo đánh giá của Tiến sĩ Trần Chí Liêm, Thứ trưởng Bộ Y tế Việt Nam: đây là cống hiến quan trọng cho khoa học, bổ sung tri thức mới về vùng phân bố chi Panax xuống tới vĩ tuyến 15 và bổ sung cho chi Panax họ Araliaceae một loài mới.
Sâm Ngọc Linh trồng ở đâu?
Kon Tum và Quảng Nam – cho đến nay, đây được xem là hai nơi duy nhất có sự xuất hiện của sâm Ngọc Linh. Sâm mọc tập trung dưới chân núi Ngọc Linh Kon Tum, một ngọn núi cao 2.578m với lớp đất vàng đỏ trên đá granite dày trên 50cm, có độ mùn cao, tơi xốp và rừng nguyên sinh còn rộng, nên được gọi là sâm Ngọc Linh.
Ngọc Linh liên sơn hay khối núi Ngọc Linh là ngọn núi cao nhất miền Trung Việt Nam, nằm trải dài Trường Sơn, là một phần của Trường Sơn Nam. Khối núi này nằm trên phần cao nguyên phía Bắc Tây Nguyên, Việt Nam, trong địa phận các tỉnh Kontum, Quảng Nam, Quảng Ngãi, và Gia Lai.
Dãy Ngọc Linh, chạy viền ranh giới phía Đông của huyện Đăk Glei, Tu Mơ Rông của tỉnh Kontum với các huyện Phước Sơn và Bắc Trà My, Nam Trà My của tỉnh Quảng Nam, tiếp đến là ranh rới giữa huyện KonPlong tỉnh Kontum với các huyện Sơn Tây, Sơn Hà, Ba Tơ của tỉnh Quảng Ngãi, và các huyện Kbang, Đăk Đoa của tỉnh Gia Lai.
Ngày 30 tháng 7 năm 2018, Cục Sở hữu trí tuệ đã ban hành Quyết định số 2465/QĐ-SHTT về việc sửa đổi Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý. Theo đó, chỉ dẫn địa lý “Ngọc Linh” được mở rộng thêm 7 xã của tỉnh Kontum nâng tổng số lượng xã tại tỉnh KonTum lên 9 xã gồm 3 xã thuộc Huyện Đăk Glei (Mường Hoong, Ngọc Linh, Xốp) và 6 xã thuộc huyện Tu Mơ Rông (Đăk Na, Măng Ri, Ngọc Lây, Ngọc Yêu, Văn Xuôi, Tê Xăng).
Sâm Ngọc Linh mang lại lợi ích gì cho sức khỏe con người?
Ngoài những công dụng được lưu truyền trong dân gian về lợi ích của sâm Ngọc Linh. Từ góc nhìn khoa học, sâm Ngọc Linh cũng được chứng minh có tác dụng rất tốt đến sức khỏe con người.
Theo Tiến sĩ Nguyễn Bá Hoạt Phó viện trưởng Viện Dược liệu Việt Nam, về mặt hoá học, thân rễ và rễ củ sâm Ngọc Linh hiện nay (2007) đã phân lập được 52 saponin trong đó 26 sanopin thường thấy ở sâm Triều Tiên, sâm Mỹ, sâm Nhật.
Ngoài ra trong sâm Ngọc Linh có 17 amino axit, 20 chất khoáng vi lượng và hàm lượng tinh dầu là 0,1%. Như vậy, sâm Ngọc Linh là một trong những loại sâm có hàm lượng saponin cao nhất. Hợp chất hóa học đa dạng tốt cho sức khỏe của con người và nguồn cung cấp hạn chế khiến sâm Ngọc Linh hiện nay được bán trên thị trường với giá càng ngày càng cao.
Chính nhờ lượng saponin dồi dào này, theo tiến sĩ Nguyễn Bá Hoạt, Phó viện trưởng Viện Dược liệu Việt Nam, những kết quả nghiên cứu dược lý thực nghiệm cho thấy sâm Ngọc Linh có tác dụng chống stress vật lý, stress tâm lý và trầm cảm, kích thích hệ miễn dịch, chống oxy hóa, lão hóa, phòng chống ung thư, bảo vệ tế bào gan.
Nghiên cứu dược lý lâm sàng về công dụng của sâm Ngọc Linh cũng cho kết quả tốt. Sâm Ngọc Linh có tác dụng tích cực, giúp bệnh nhân ăn ngon, ngủ tốt, lên cân, tăng thị lực, hoạt động trí tuệ và thể lực cải thiện, gia tăng sức đề kháng, cải thiện các trường hợp suy nhược thần kinh và suy nhược sinh dục, nâng cao huyết áp ở người bị huyết áp thấp. Ngoài ra sâm Ngọc Linh có tác dụng hiệp lực tốt với thuốc kháng sinh, thuốc trị bệnh tiểu đường.
Mua sâm Ngọc Linh rừng chính hiệu ở đâu?
Được biết đến là một doanh nghiệp nổi bật và đóng góp tích cực trong chiến lược nâng tầm giá trị thương hiệu sâm Ngọc Linh ra toàn cầu, Công ty sở hữu những vườn trồng sâm Ngọc Linh có quy mô lớn tại Quảng Nam và Kon Tum, cùng quy trình vận hành và đội ngũ chuyên gia hàng đầu trong ngành dược liệu hỗ trợ.
Các sản phẩm mang thương hiệu Sâm Ngọc Linh được đánh giá là một trong những thương hiệu chất lượng trong trồng và phân phối sâm Ngọc Linh rừng đến người tiêu dùng với mức giá hợp lý nhất. Chính nhờ những thành tựu này, cuối năm 2021, Công ty vinh dự được trao tặng giải thưởng Sản phẩm vàng vì sức khỏe cộng đồng do Hiệp hội Thực phẩm chức năng Việt Nam (VAFF) tổ chức.
Quý vị có thể ghé thăm website của Sâm Ngọc Linh để lựa chọn các sản phẩm sâm Ngọc Linh chất lượng tại đây: https://samngoclinhmhg.com/.