Tác dụng của nhân sâm đối với sức khỏe con người

Từ xa xưa nhân sâm đã được xem là một vị thuốc đại bổ nhờ vào nhiều tác dụng của nhân sâm đến sức khỏe con người như tăng cường sinh lực, bồi bổ sức khỏe, phòng chống bệnh tật, kéo dài tuổi thọ,…

Nhân sâm không phải là hình ảnh xa lạ trong nhận thức chung của moi người. Tuy nhiên không phải ai cũng thực sự hiểu rõ về tác dụng của nhân sâm cũng như cách dùng như thế nào để đem lại hiệu quả tốt nhất. Xin mời quý bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây.

Giới thiệu về nhân sâm

Nhân sâm thường có tên khác là sâm Triều Tiên, sâm Cao Ly.  Thuộc Họ thực vật: Nhân sâm (Araliaceae). Cây Nhân sâm là một cây thảo dược sống lâu năm, có hình dáng tương tự như hình dạng người nên mới được gọi là nhân sâm (cây sâm có hình dáng người “nhân”). Cây nhân sâm có chiều cao trung bình 0,3 – 0,8m. Rễ mọc thành củ to.

Nhân sâm lưu niên mọc hoang trong tự nhiên hoặc được trồng ở những vùng cao, nhiệt độ thấp, mát lạnh. Mùi thơm nhẹ đặc trưng, vị đắng nhưng dư vị khá ngọt.Tại Việt Nam cây nhân sâm được nhập trồng tại một số tỉnh: Lào Cai (Sa Pa, Bắc Hà); Thanh Hóa (Bá Thước); Kon Tum (Kon Plong). Bộ phận của cây nhân sâm có thể dùng chế biến thành vị thuốc gồm: Rễ, thân, lá, nụ hoa đã phơi hay sấy khô.

Các loại nhân sâm trên thị trường?

Hiện nay trên thị trường, nhân sâm được sơ chế dưới nhiều hình thức khác nhau, điển hình gồm có 3 loại, gồm:

  • Nhân sâm tươi: được thu hoạch mang về rửa sạch đất cát, giữ nguyên hình thái bên ngoài và được bán dưới dạng tươi. Giá sâm tươi tùy thuộc xuất xứ và độ tuổi của sâm.
  • Hồng sâm: củ nhân sâm tươi sẽ được đem hấp rồi sấy qua 3 – 6 lần sao cho lượng nước trong sâm giảm xuống còn mức dưới 14%. Cuối cùng sẽ thu được hồng sâm có màu hồng nhạt, trong, vị ngọt và hơi đắng. Loại sâm này được tuyển lựa kỹ lưỡng hơn và đáp ứng được một số yêu cầu về hình dáng cũng như chất lượng.
  • Bạch sâm: sâm tươi được loại bỏ lớp vỏ mỏng bên ngoài, đem phơi ngoài nắng nhiều lần cho đến khi lượng nước trong củ giảm còn dưới 14%, cuối cùng trần sâm tươi trong nước sôi, tẩm đường, làm khô bằng cách phơi hoặc sấy .
Xem thêm:  Đối tượng nào không nên dùng sâm ngâm mật ong? Cách ngâm ra sao?

Tác dụng của nhân sâm đối với sức khỏe

Theo Y học cổ truyền, nhân sâm được coi là đầu vị của thuốc bổ khí và đứng đầu trong 4 vị thuốc quý của Đông y: sâm, nhung, quế, phụ.

Nhân sâm có tác dụng bổ khí, ích huyết, sinh tân, định thần, ích trí, nhân sâm được dùng để trị chứng chân khí suy kém, cơ thể thường xuyên có cảm giác mệt mỏi, đoản hơi, đoản khí, chân tay lạnh, mạch yếu, người gầy yếu, cơ thể mới ốm dậy, kém ăn, trí nhớ suy giảm, người ở trạng thái căng thẳng thần kinh, trong người nóng, háo khát, đái tháo, tim loạn nhịp, sinh dục kém, trẻ em quá gầy yếu, chậm lớn,…

Ngày nay khoa học cũng đã chứng thực những công dụng kỳ diệu, đồng thời còn phát hiện thêm nhiều tác dụng của nhân sâm như tăng sức đề kháng,lưu thông tuần hoàn máu, tăng trí nhớ, bảo vệ cơ thể chống stress, bảo vệ và tác động lên hệ miễn dịch giúp chống viêm, bảo vệ tế bào chống lão hóa, ,…

Cách chế biến nhân sâm và liều lượng dùng nhân sâm bao nhiêu là hợp lý?

Tùy vào sở thích mà quý vị có thể sử dụng nhân sâm dưới nhiều hình thức khác nhau như uống nhân sâm, ăn nhân sâm,.. Ở đây chúng tôi giới thiệu một số cách chế biến nhân sâm được dùng phổ biến nhất mà vẫn giữ được trọn vẹn các dược tính ưu việt của nó, gồm có:

  • Cách uống hãm nhân sâm như trà để uống: sâm thái mỏng, hãm với nước sôi, nhiều lần, ngày có thể dùng 4 – 10g.
  • Cách uống rượu ngâm rượu nhân sâm: 50g nhân sâm thái mỏng ngâm rượu 3 lần. Lần 1 ngâm với 600ml rượu 35 – 40 độ, ngâm 1 tháng; lần 2 ngâm 500ml trong 3 tuần; lần 3 ngâm với 400ml rượu trong 2 tuần. Sau gộp dịch chiết 3 lần. Ngày uống 20 – 30ml.
  • Cách dùng ngâm nhân sâm: Mỗi lần dùng 1 lát sâm mỏng ngậm trong miệng đến khi sâm mềm thì nhai nuốt cả phần bã. Mỗi ngày chỉ nên dùng 3 – 4 lát mỏng.
  • Cách tán thành bột nhân sâm: Sâm đem phơi hoặc sấy khô rồi đi nghiền thành bột mịn. Mỗi lần dùng 1 – 2g uống trực tiếp với nước sôi ấm hay hãm trà để uống.
  • Cách uống nhân sâm ngâm mật ong: Dùng sâm ở dạng tươi đem thái lát mỏng rồi cho vào bình thủy tinh, đổ ngập mật ong rừng lên để ngâm. Mỗi ngày dùng khoảng 1 – 4g. Có thể ăn trực tiếp hoặc pha với nước sôi ấm để uống.

Ai không nên dùng hoặc cần thận trọng khi dùng nhân sâm?

Tuy là loại thuốc bổ khí đầu vị, song không phải nhân sâm dùng được cho mọi đối tượng. Sau đây là một số đối tượng được khuyên không nên dùng nhân sâm:

  • Người thường xuyên bị đầy trướng bụng, căng tức, đau bụng, sôi bụng, phân nát, lỏng hoặc tiêu chảy không được dùng. Đặc biệt, nếu bị đau bụng, tiêu chảy, dùng nhân sâm có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.
  • Người bị nôn mửa, trào ngược, tăng huyết áp cũng không nên dùng. Vì sâm lúc đầu có tác dụng tăng huyết áp, sau lại hạ. Do vậy nếu ở trạng thái tăng huyết áp dễ dẫn đến tai biến mạch máu não.
  • Phụ nữ trước ngày sinh cũng không nên dùng sâm.
  • Người hay mất ngủ nhưng sức khỏe yếu mà muốn dùng sâm nên dùng buổi sáng với liều lượng thấp, khoảng 2-3g/ngày.
  • Không dùng kèm với vị lê lô và ngũ linh chi.
  • Trẻ em cơ thể yếu, kém ăn, chậm phát triển về thể lực và tinh thần có thể dùng nhân sâm, song không nên quá lạm dụng vì sẽ làm cho trẻ bị kích dục sớm.
Xem thêm:  Top 5 các loại nấm quý

Nên chọn mua sâm Ngọc Linh hay nhân sâm (sâm Hàn Quốc)?

Nhân sâm có giá trị cao nên trên thị trường làm giả rất nhiều. Hiện nay xuất hiện tình trạng Nhân sâm đã được ngâm, hay sử dụng rồi lại được làm mới để bán cho người tiêu dùng. Đó là xác thảo dược đã hết hoạt chất. Loại củ khác giả sâm như củ cải…dễ dẫn đến nguy cơ bị ngộ độc.

Bên cạnh đó, bởi tính đa dạng về nguồn gốc (hiện có nhiều quốc gia sản xuất nhân sâm được tiêu thụ khá nhiều trên thị trường như nhân sâm Hàn Quốc, nhân sâm Nhật Bản, nhân sâm Mỹ…), vậy nên tình trạng nhân sâm giả càng trở nên phức tạp và khó kiểm soát. Một số nhân sâm giả du nhập vào Việt Nam dưới hình thức nhập lậu, trái phép trà trộn trên thị trường khiến người tiêu dùng khó lòng lựa chọn được loại nhân sâm đúng chuẩn.

Trong khi đó, tại Việt Nam vẫn có một loại nhân sâm độc đáo và duy nhất trên thế giới – sâm Ngọc Linh – “quốc bảo” Việt Nam. Đây là loài sâm đặc biệt quý hiếm đến nay chỉ có duy nhất vùng núi Ngọc Linh (Việt Nam) được tìm thấy có sự xuất hiện của loại nhân sâm đặc biệt này. Sâm Ngọc Linh đặc trưng bởi hàm lượng saponin cao nhất trong họ nhân sâm trên toàn thế giới (cao gấp đôi nhân sâm Hàn Quốc) và có giá trị khác biệt nhất về mặt tăng cường sức khỏe, hỗ trợ điều trị bệnh tật so với bất kể loại sâm được sinh trưởng ở các vùng khác.

Xem thêm:  Bật mí tác dụng của nấm lim xanh ngâm rượu và cách ngâm rượu đúng chuẩn nhất

Sâm Ngọc Linh và nhân sâm (sâm Hàn Quốc) đều tốt cho sức khỏe với những tính dươc độc đáo. Song, sâm Ngọc Linh trong thời gian gần đây dường như được ưa chuộng hơn cả, không chỉ người tiêu dùng trong nước mà cả nước ngoài. Không chỉ bởi những tác dụng đặc biệt hiệu quả đối với sức khỏe con người mà còn ở sự bảo đảm về nguồn gốc xuất xứ.

Quý vị quan tâm và tham khảo các sản phẩm đa dạng của sâm Ngọc Linh có thể tham khảo tại website: https://samngoclinhmhg.com/. Với hệ sinh thái đa dạng, cùng hệ sinh thái kết hợp vườn ươm trồng quy mô lớn trải dài các tỉnh Quảng Nam và Kontum, Sâm Ngọc Linh đã vinh dự được nhận giải thưởng “sản phẩm vàng vì sức khỏe cộng đồng” do VAFF tổ chức vào tháng 12/2021. được bình chọn là đơn vị cung cấp các sản phẩm sâm Ngọc Linh “made in Việt Nam” chất lượng và uy tín.