Thực đơn ăn kiêng giảm mỡ bụng và những nguyên tắc không thể bỏ qua

Mỡ bụng không chỉ gây mặc cảm với vòng eo kém săn chắc. Mà dưới góc nhìn sức khỏe, béo bụng cũng là nguy cơ lớn dẫn đến mỡ nội tạng. Mặc dù hành trình giảm mỡ cần thời gian dài và công sức luyện tập nhưng việc áp dụng thực đơn ăn kiêng giảm mỡ bụng sau đây sẽ hỗ trợ đánh tan mỡ thừa hiệu quả.

Bạn đnag nghi ngờ một số cách ăn uống giảm mỡ bụng mà bạn được rỉ tai không thật sự lành mạnh và hiệu quả? Mời bạn tìm hiểu những gợi ý cho thực đơn ăn kiêng giảm mỡ bụng để áp dụng vào chế độ giảm cân lành mạnh bên dưới đây!

Nguyên nhân gây mỡ bụng và nguy cơ tiềm ẩn của mỡ bụng đối với sức khỏe 

Nguyên gây mỡ bụng là gì? 

Theo các chuyên gia sức khỏe, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến béo bụng, bao gồm:

  • Lượng calo tiêu thụ cao hơn so với lượng calo mà bạn đốt cháy thông qua các hoạt động thể chất. Điều này không chỉ khiến bạn tăng cân mà còn tăng việc tích tụ mỡ trên cơ thể.  
  • Chế độ ăn uống không lành mạnh: Uống nhiều bia rượu, ăn quá nhiều đường và chất béo chuyển hóa, ăn thiếu chất dinh dưỡng… đều là những nguyên nhân giảm khả năng đốt cháy chất béo và dẫn đến tích tụ mỡ thừa ở bụng. 
  • Di truyền: Đối với nhiều người, việc tích nhiều mỡ ở eo và hông có thể là do gene di truyền của họ. DNA di truyền có thể kiểm soát các thụ thể gene đối với các hormone điều chỉnh lượng calo và lưu trữ chất béo. 
  • Thói quen sống tĩnh tại, không vận động, tập thể dục thể thao
  • Thời kỳ mãn kinh: Theo nghiên cứu, trong giai đoạn này, nồng độ estrogen giảm xuống, khiến chất béo được tích trữ quanh bụng thay vì hông và đùi. 
  • Mất cân bằng vi khuẩn đường ruột có thể làm gián đoạn quá trình chuyển hóa chất dinh dưỡng, thúc đẩy chứng viêm và gây ra sự mất cân bằng nội tiết tố. Từ đó làm tăng khả năng tích mỡ ở vùng bụng.
Xem thêm:  Đường thốt nốt có tốt không? 9 lợi ích của đường thốt nốt

Nguy cơ tiềm ẩn của mỡ bụng đối với sức khỏe

Quá trình lão hóa tự nhiên khiến quá trình trao đổi chất trong cơ thể hoạt động chậm hơn. Điều này đồng nghĩa với việc giảm cân, giảm mỡ cũng sẽ khó khăn hơn. 

Có hai loại chất béo chính làm tăng kích thước eo của bạn:

  • Mỡ nội tạng: Bao quanh các cơ quan nội tạng 
  • Mỡ dưới da

Việc mỡ thừa tích tụ xung quanh vùng bụng không chỉ ảnh hưởng đến ngoại hình mà còn làm tăng nguy cơ mắc các bệnh chuyển hóa, bao gồm:

  • Bệnh tiểu đường
  • Bệnh gan nhiễm mỡ
  • Bệnh tim mạch và tăng cholesterol
  • Hội chứng buồng trứng đa nang.

4 nguyên tắc khi xây dựng thực đơn giảm mỡ bụng cùng cách lưu ý 

1. Nguyên tắc khi xây dựng thực đơn giảm mỡ bụng

Theo nhiều chuyên gia dinh dưỡng, chế độ ăn kiêng giảm mỡ bụng lành mạnh và hiệu quả cần đáp ứng các nguyên tắc sau:

Nguyên tắc 1: Tăng cường chất xơ hòa tan
Chất xơ hòa tan có thể hấp thụ nước, trở thành một chất dạng gel bên trong đường tiêu hóa để giúp bạn cảm thấy no lâu, giảm cảm giác đói và thèm ăn. Chất xơ hòa tan có tác dụng hỗ trợ bạn giảm cân, đặc biệt là giảm mỡ bụng.

Các chất xơ giúp làm chậm quá trình tiêu hóa. Đồng thời chất xơ hòa tan cũng điều chỉnh lượng calo bạn ăn vào nhờ cảm giác no lâu mà nó mang lại. Nguồn chất xơ hòa tan giúp bạn giảm mỡ bụng có trong các loại thực phẩm: Yến mạch, Đậu Hà Lan, Đậu, Táo, Các loại trái cây thuộc họ cam, quýt, Cà rốt, Lúa mạch, Hạt mã đề.

Nguyên tắc 2: Ăn đủ protein trong mỗi bữa ăn
Nguyên tắc tiếp theo trong chế độ ăn giảm mỡ bụng là cần đảm bảo đủ lượng protein trong mỗi bữa ăn. Protein trong thực đơn ăn kiêng giảm mỡ bụng sẽ giải phóng hormone PYY – có chức năng hạn chế sự thèm ăn của bạn. Đồng thời ngăn ngừa việc bạn bị mất cơ bắp.

Xem thêm:  Thực đơn tăng cơ giảm mỡ giàu dinh dưỡng cho nữ

Ngoài ra, protein cũng giúp tăng tỷ lệ trao đổi chất trong cơ thể. Các nghiên cứu cho thấy người ăn đủ protein có xu hướng giảm béo bụng, so với những người ăn ít protein. Vì vậy, để giảm mỡ bụng, bạn hãy đảm bảo đủ lượng protein tốt trong mỗi bữa ăn. Gợi ý nguồn protein có lợi cho thực đơn giảm cân của bạn: Thịt nạc bỏ da, Cá, Trứng, Đậu whey (Whey protein), Các loại đậu: đậu gà, đậu nành, đậu lăng…

Nguyên tắc 3: Hạn chế carbs tinh chế
Nguyên tắc thứ 3 trong chế độ ăn kiêng giảm mỡ bụng là cần giới hạn lượng carb tinh chế. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, chế độ ăn ít carbs hơn là một cách giảm béo rất hiệu quả. Tuy nhiên, bạn không cần cắt bỏ hoàn toàn lượng đường bột trong thực đơn ăn kiêng. Thay vào đó, bạn cần ăn vừa đủ các loại carbs lành mạnh để có chế độ giảm cân đủ dinh dưỡng và tốt cho sức khỏe.

Một số nguồn cung cấp carbohydrate đặc biệt tốt cho sức khỏe: Hạt diêm mạch, Bột yến mạch, Kiều mạch, Chuối, Khoai lang, Đậu gà, đậu lăng.

Nguyên tắc 4: Tránh xa đường và đồ uống có đường
Trong chế độ ăn kiêng giảm mỡ bụng, tốt nhất bạn chỉ nên nạp vào cơ thể tối đa 100 calo từ đường mỗi ngày (tương đương với khoảng 25g).

Thói quen tiêu thụ quá nhiều đường khiến bạn dễ bị thừa cân và tăng khả năng tích tụ mỡ quanh vòng eo. Vì vậy, bạn nên tránh các món ăn có nhiều đường, những thức uống có đường và các nước hoa quả đóng hộp.

Theo nghiên cứu, lượng đường dư thừa, có thể dẫn đến tích tụ chất béo xung quanh bụng và gan của bạn. Để hạn chế “cơn thèm ngọt” trong quá trình giảm mỡ bụng, bạn có thể tìm kiếm những chất tạo ngọt tự nhiên thay thế đường.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng: “Khi uống, đặc biệt là nước trái cây chế biến sẵn, chúng ta không cảm thấy no so với việc nhai lượng thức ăn có số calo tương đương. Ví dụ, bạn sẽ thấy no lâu hơn khi ăn 3 quả cam so với việc uống nước cam có lượng calo tương đương”.

Xem thêm:  2 cách làm tắc xí muội chua ngọt, thơm ngon, thanh mát giải nhiệt

Những nguyên liệu “vàng” cho thực đơn giảm cân lành mạnh

Ăn gì để giảm mỡ bụng hay chế độ ăn kiêng giảm mỡ bụng cần có những thực phẩm nào? Dưới đây là gợi ý một số loại thực phẩm giúp thúc đẩy quá trình đốt mỡ mà bạn nên thêm vào thực đơn ăn uống hàng ngày:

  • Các loại cá béo như cá hồi, cá trích, cá mòi, cá thu và các loại cá có dầu khác. Những thực phẩm này chứa axit béo omega-3 giúp giảm mỡ trong cơ thể. Ngoài ra, omega-3 được chứng minh là có tác dụng giảm viêm và giảm nguy cơ bệnh tim. 
  • Các loại hạt như hạnh nhân, hạt dẻ, hạt phỉ, mắc ca.
  • Sữa chua không đường, đặc biệt là sữa chua Hy Lạp. Một nghiên cứu trên Nutrition Journal cho thấy, sữa chua giàu protein hỗ trợ kiểm soát sự thèm ăn, giảm cơn đói và giảm lượng thức ăn tổng thể.
  • Lòng trắng trứng là nguồn cung cấp protein chất lượng cao. Trứng giúp tăng tỷ lệ trao đổi chất lên khoảng 20–35% trong vài giờ sau khi ăn.

Nên kiêng ăn gì để tránh tích tụ mỡ bụng? 
Nhiều chị em thường thắc mắc làm thế nào để giảm mỡ bụng hay làm thế nào để giảm nguy cơ tích tụ mỡ bụng? Theo các chuyên gia dinh dưỡng, câu trả lời rất đơn giản là bạn hãy cắt CRAP (cocktail, thực phẩm tinh chế, phụ gia và chất bảo quản). Cụ thể:

  • Tránh xa Carbohydrate đã tinh chế
  • Tránh xa thực phẩm chiên rán, hạn chế đồ nướng
  • Sữa, nước ngọt
  • Hạn chế chất tạo ngọt và thêm đường vào đồ ăn thức uống
  • Rượu bia và thức uống có cồn

Thực đơn ăn kiêng sẽ hữu ích trong hành trình giảm mỡ bụng của bạn. Ngoài ra, để đạt kết quả tốt nhất, bạn nên rèn luyện thể dục thể thao, hoặc các bài tập thể chất. Chúc bạn thành công để có vòng hai thon gọn và duy trì sức khỏe tốt.

Có thể bạn quan tâm: