Top 5 loại thức ăn tốt cho dạ dày mà bạn nên bổ sung

Tiêu thụ những loại thực phẩm tốt cho dạ dày là cách đơn giản và hiệu quả nhất để chủ động phòng tránh các vấn đề về đường tiêu hóa. Dưới đây, chúng ta sẽ tìm hiểu về 5 loại thực phẩm có lợi mà bạn nên bổ sung vào chế độ ăn uống hàng ngày.

1. Thực phẩm giàu chất xơ là thức ăn tốt cho dạ dày

Một chế độ ăn uống giàu chất xơ có thể hỗ trợ hoạt động của tiêu hóa và ngăn ngừa táo bón. Đồng thời, ăn nhiều chất xơ cũng giúp giảm nguy cơ béo phì, bệnh tim và tiểu đường.

Theo Mayo Clinic, phụ nữ cần tiêu thụ ít nhất 21-25 gram chất xơ mỗi ngày, trong khi nam giới cần từ 30-38 gram chất xơ mỗi ngày.

Các nguồn chất xơ chủ yếu có thể đến từ rau củ, trái cây, các loại hạt và đậu, bao gồm:

  • Trái cây: Lê, dâu tây, mâm xôi, táo, chuối…
  • Rau củ: Bông cải xanh, cà rốt, củ cải đường, atiso, khoai lang, khoai tây…
  • Các loại hạt, quả hạch, đậu: Hạt chia, hạnh nhân, đậu Hà Lan, đậu đen, đậu xanh, đậu lăng…
Xem thêm:  6 cách làm bánh trung thu ít ngọt, đủ vị không cần lò nướng

2. Gừng là “siêu thực phẩm” dành cho hệ tiêu hóa

Gừng không chỉ là một loại gia vị phổ biến mà còn là phương thuốc dân gian hữu hiệu trong việc giảm đau bụng và buồn nôn. Dù là gừng tươi ăn sống, gừng nấu chín, trà gừng hay thực phẩm bổ sung có thành phần gừng, tất cả đều có tác dụng tốt cho hệ tiêu hóa.

Các nghiên cứu khoa học đã chứng minh rằng gừng có khả năng đẩy nhanh quá trình di chuyển thức ăn từ dạ dày vào phần trên của ruột non. Điều này giúp giảm triệu chứng khó tiêu và táo bón.

Gừng cũng rất hữu ích cho những người trải qua phẫu thuật hoặc hóa trị. Người bệnh chỉ cần dùng 1 gram gừng mỗi ngày cũng có thể giảm đáng kể cơn buồn nôn và nôn mửa do những phương pháp điều trị này gây ra.

Lưu ý, việc tiêu thụ trên 5 gram gừng mỗi ngày có thể dẫn đến ợ nóng, đau dạ dày và tiêu chảy.

3. Dùng nghệ tốt cho người mắc bệnh dạ dày

Nghệ chứa các hợp chất chống viêm và chống oxy hóa. Khi được sử dụng với lượng hợp lý, nghệ có thể giúp phòng tránh viêm loét dạ dày, giảm khó tiêu và ợ nóng.

Bạn có thể bổ sung nghệ tươi vào bữa ăn hàng ngày như một loại gia vị, hoặc dùng dưới dạng tinh bột nghệ. Khi kết hợp với mật ong, tinh bột nghệ sẽ tăng cường mùi vị và hiệu quả. Mật ong không chỉ có khả năng kháng khuẩn và kháng viêm mạnh mẽ, mà còn giúp phủ kín thành đường tiêu hóa, ngăn ngừa chứng trào ngược dạ dày – thực quản.

Xem thêm:  Hỏi đáp chuyên gia: Uống nước ép cà chua mỗi ngày có tốt không?

4. Thực phẩm giàu probiotic là thức ăn tốt cho dạ dày

Thực phẩm giàu probiotics, hay còn gọi là lợi khuẩn, có thể giúp điều hòa nhu động ruột, giảm các triệu chứng đầy hơi, chướng bụng, táo bón và tiêu chảy.

Các thực phẩm chứa probiotics có lợi cho sức khỏe đường tiêu hóa bao gồm:

  • Sữa chua: Sữa chua có chứa lợi khuẩn hoạt động tích cực, giúp giảm cả táo bón và tiêu chảy.
  • Sữa lên men Buttermilk: Loại sữa này có thể giúp giảm tình trạng tiêu chảy liên quan đến kháng sinh, và cũng có thể giúp giảm táo bón.
  • Kefir: Việc uống 2 cốc (500 ml) kefir mỗi ngày trong một tháng có thể giúp những người bị táo bón mãn tính đi tiêu đều đặn hơn.

5. Bổ sung chất lỏng để hỗ trợ hoạt động của dạ dày

Cung cấp đủ lượng chất lỏng cần thiết cho cơ thể sẽ giúp quá trình tiêu hóa diễn ra dễ dàng hơn. Chất lỏng hỗ trợ sự di chuyển của chất thải và làm mềm phân. Nếu không có chất lỏng, chất xơ cũng không thể phát huy tác dụng, gây ra tình trạng táo bón.

Các thức uống tốt cho dạ dày bao gồm nước, nước ép trái cây (táo, nho, anh đào hoặc nam việt quất…), nước dùng trong hoặc nước luộc thịt. Cần tránh uống đồ uống chứa caffeine và soda, vì chúng có thể gây ợ nóng và mất nước.

Xem thêm:  Rau bò khai: công dụng và 4 cách chế biến từ rau bò khai

Hãy bổ sung những loại thực phẩm tốt cho dạ dày vào chế độ ăn uống hàng ngày ngay từ bây giờ. Đừng để dạ dày “lên tiếng” mới bắt đầu quan tâm đến nó. Bạn sẽ sớm nhận lại nhiều lợi ích sức khỏe bất ngờ.

Đọc thêm: Blog về Sâm Ngọc Linh và các thực phẩm, sức khỏe