Cây sâm đất trị bệnh gì? Những bài thuốc hay từ cây sâm đất

Xã hội càng hiện đại thì con người càng tập trung chăm sóc sức khoẻ. Trong y học cổ truyền Việt Nam, có nhiều loại thực vật không chỉ bổ sung dưỡng chất tốt cho sức khoẻ, mà còn là thảo dược quý chữa bệnh. Cây sâm đất là một trong số những dược liệu được sử dụng rất nhiều. Cây sâm đất trị bệnh gì, bài viết sau đây sẽ cho bạn câu trả lời.

Tìm hiểu sơ lược về cây sâm đất

Đặc điểm cây sâm đất

Cây sâm đất là thực vật thân thảo, mọc sát mặt đất, phân nhiều nhánh. Lá cây sâm đất thuôn dài, chóp nhọn hoặc bo tròn, có loại bề mặt bóng nhẵn, loại khác có lông tơ ở hai mặt lá. Hoa sâm đất màu hồng tím, mọc thành cụm ở đỉnh thân. Cây có quả màu đỏ nâu khi chín, nhỏ và mọng bên trong có hạt dẹt đen. Phần rễ cây sâm đất phát triển thành củ dài màu vàng hoặc vàng sẫm, mang mùi thơm đặc trưng của sâm.

Cây sâm đất có mấy loại

Cây sâm đất được chia làm 3 loại chính, dựa vào đặc điểm hình thái của cây:

  • Thổ nhân sâm: Tên khoa học là talinum paniculatum.
  • Sâm đất mồng tơi: Tên khoa học Talinum fruticosum.
  • Sâm nam: Tên khoa học Boerhavia diffusa L.
Xem thêm:  Cách Làm Nước Sâm Rong Biển Không Bị Tanh

Sâm đất mồng tơi và thổ nhân sâm xuất hiện phổ biến hơn nên được sử dụng nhiều để điều trị bệnh, còn sâm nam thì khá hiếm, ít tìm thấy ở nước ta.

Các bộ phận có thể sử dụng của cây sâm đất

Muốn biết được cây sâm đất trị bệnh gì, trước tiên cần biết cách sử dụng cây sâm đất. Hầu như các bộ phận của cây sâm đất đều có thể dùng được, từ thân, lá tới rễ củ. Phần lá thu hái quanh năm, riêng phần củ thì phải đợi 3 năm trở lên mới thu hoạch được.

Lá sâm đất thường được chế biến thành các món ăn bổ dưỡng, hãm trà uống hoặc ngâm rượu. Ngoài ra, lá sâm đất còn có thể giã nhuyễn để bôi lên vết thương hoặc nấu nước tắm. Củ sâm đất tươi hoặc khô có thể đem ngâm rượu, ngậm trực tiếp hoặc dùng như một nguyên liệu bài thuốc trị bệnh.

Cây sâm đất trị bệnh gì?

Để phát huy tối đa công dụng chữa bệnh của cây sâm đất, cần kết hợp thêm với các loại thảo dược khác. Tùy thuộc vào các triệu chứng mà sẽ có bài thuốc phù hợp, liều lượng chuẩn xác cho từng loại bệnh.

Sau đây là một số bài thuốc điều trị bệnh có thành phần là cây sâm đất.

Hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường

Chuẩn bị: 75g củ sâm đất tươi hoặc 25g sâm đất khô.

Thực hiện: Dùng sâm đất sắc chung với 1 lít nước trên lửa nhỏ trong khoảng từ 10 – 15 phút. Uống liên tục mỗi ngày trong vòng 1 tháng.

Điều trị tiêu chảy

Chuẩn bị: 15 – 30g củ sâm đất và 15g đại táo.

Thực hiện: Cây sâm đất trị bệnh gì? Bạn chỉ cần rửa sạch nguyên liệu đã chuẩn bị rồi đun sôi với 1 – 1,5 lít nước để uống mỗi ngày. Kết quả cho thấy, cách làm này vừa ngăn tiêu chảy vừa bổ sung nước giúp cơ thể không bị mất điện giải.

Xem thêm:  Cây cát sâm và các bài thuốc chữa bệnh hiệu quả

Chữa tiểu tiện quá nhiều

Chuẩn bị: 60g sâm đất và 50g rễ cây kim anh.

Thực hiện: Cho nguyên liệu vào ấm sắc cùng với nửa lít nước. Đun lửa nhỏ, đợi nước với đi một nửa thì chia làm 2 lần uống trong ngày, liên tục trong khoảng 5 ngày.

Điều trị chứng táo bón

Chuẩn bị: 30g lá sâm đất, 20g củ rễ đinh lăng, 30g lá vông non, 30g vừng đen rang chín, 20g lá thiên lý non.

Thực hiện: Rửa sạch các nguyên liệu, sơ chế rồi nấu canh để ăn. Khoảng 3 ngày sau, triệu chứng táo bón sẽ hết.

Điều trị kiết lỵ

Chuẩn bị: 100g lá sâm đất tươi cùng 100g cỏ sữa (có thể thêm 20g cỏ nhọ nồi để tăng hiệu quả).

Thực hiện: Dùng các nguyên liệu sắc với 400ml nước lọc trên lửa nhỏ. Khi lượng nước rút còn khoảng 1/4 thì tắt bếp. Chia nước thuốc làm 2 lần uống.

Bài thuốc bổ huyết

Chuẩn bị: 20g sâm đất, 12g thục địa, 12g hoài sơn, 12g ý dĩ, 12g liên nhục, 10g bạch truật, 10g mạch môn, 10g đương quy, 6g táo nhân, 8g ngưu tất.

Thực hiện: Sao vàng các nguyên liệu hoài sơn, mạch môn, bạch truật, táo nhân. Sau đó trộn với những nguyên liệu còn lại rồi đem sắc để lấy nước uống trong ngày.

Bài thuốc trị sỏi thận

Cây sâm đất trị bệnh gì? Có thể bạn không tin, nhưng nếu sử dụng một lượng củ sâm đất tán bột (khoảng 10g), hoà cùng nước sôi để uống hàng ngày, sẽ hỗ trợ trị sỏi thận và sỏi bàng quang, viêm thận.

Hỗ trợ điều trị cao huyết áp

Sử dụng 12g củ sâm đất đun với nước sôi rồi uống hàng ngày, sẽ giúp ổn định huyết áp và điều hoà khí huyết, giảm cholesterol trong máu.

Xem thêm:  Đan sâm có tác dụng gì?

Điều trị bệnh da liễu

Rửa sạch lá sâm đất và củ rễ, đun sôi với nước và dùng để tắm khi nước còn ấm. Cách làm này giúp điều trị ghẻ ngứa, viêm da, giúp làn da giảm khô rát, mụn nhọt.

Giảm đau xương khớp

Củ sâm đất tươi (hoặc khô) ngâm rượu trong vòng 6 tháng đến 1 năm, uống mỗi ngày hoặc thoa lên vùng xương khớp có thể giảm đau nhức hiệu quả.

Hồi phục sức khoẻ

Sau phẫu thuật hoặc sau khi khỏi ốm, bạn có thể hồi phục sức khoẻ bằng cách ăn canh sâm đất 2 – 3 lần/tuần. Đầu tiên, bạn ninh mềm sườn/xương lợn với hoàng kỳ, sau đó cho thêm củ sâm đất vào đun sôi khoảng 10 phút, nêm nếm gia vị vừa ăn.

Giải nhiệt cơ thể và mát gan

Lá sâm đất mồng tơi dùng nấu canh, xào tỏi hoặc luộc ăn hàng ngày có tác dụng thanh nhiệt cơ thể và giải độc gan rất tốt.

Lưu ý khi sử dụng sâm đất để chữa bệnh

Phần lá sâm đất mồng tơi bạn có thể sử dụng làm rau chế biến món ăn mỗi ngày mà không phải lo ngại điều gì. Nhưng những phần khác như củ rễ hay lá thổ nhân sâm thì cần cẩn trọng khi dùng. Chỉ sử dụng với liều lượng vừa phải, tránh lạm dụng quá nhiều. Nếu gặp bất kỳ trường hợp dị ứng hay thay đổi lạ nào của cơ thể như nôn ói, đổ mồ hôi, cần ngưng sử dụng ngay.

Với những bài thuốc đã chia sẻ ở trên, mong rằng các bạn đã hiểu rõ cây sâm đất trị bệnh gì và cách sử dụng cây sâm đất trị bệnh. Hãy liên hệ website samngoclinhmhg.com để được tư vấn miễn phí nếu bạn cần biết thêm thông tin về các loại sâm khác của Việt Nam, đặc biệt là sâm Ngọc Linh.