Đẳng sâm – Sâm cho mọi nhà

Nếu như sâm Ngọc Linh được biết đến như là thuốc bổ thượng hạng với giá trị đắt đỏ, thì Đẳng sâm được ưu ái gọi là “con cưng của nhà nghèo” bởi vị thuốc này dễ kiếm và rẻ, nhưng vẫn có thể thay thế cho nhân sâm ở nhiều bài thuốc cơ bản.

Đẳng sâm là gì?

Đẳng sâm là vị thuốc quý có công dụng làm thuốc bổ, chữa thiếu máu, vàng da, bệnh bạch huyết, viêm thượng thận. Ngoài ra Đẳng sâm còn chữa mệt mỏi, kém ăn, ho, đau dạ dày, thiếu sữa. Đẳng sâm có nhiều công dụng, được thay thế cho nhân sâm trong khá nhiều trường hợp và giá thành rẻ hơn nhân sâm, nên nó được gọi là “Sâm cho mọi nhà”.

Các tên gọi khác của Đẳng sâm: đảng sâm, lộ đảng sâm, bạch đẳng sâm, điều đảng sâm, đẳng sâm bắc, đẳng sâm nam,… Ở bài viết này chúng tôi sẽ thống nhất tên gọi Đẳng sâm.

Nguồn gốc cây đẳng sâm

Cây đẳng sâm được trồng nhiều ở các nơi thuộc đông bắc Trung Quốc và ở Hàn Quốc. Ở nước ta Đẳng sâm thường mọc được trên các vùng núi cao. Ở các tỉnh như: Lào Cai, Cao Bằng, Lạng Sơn…

Vì phân bố rộng rãi, trồng ở nhiều nơi, giá thành rẻ và phổ biến nên Đẳng sâm được coi là vị sâm dùng cho mọi nhà, kể cả người có kinh tế eo hẹp.

Có những loại đẳng sâm nào trên thị trường hiện nay?

Hiện nay trên thị trường nhìn chung có 2 loại đẳng sâm, gồm đẳng sâm rừng và đẳng sâm tươi.

Xem thêm:  Mách bạn 10 món quà tặng sếp nam cao cấp

Đẳng sâm rừng hay nhà trồng: Đây là điểm khác biệt đáng kể trong việc quyết định đến giá đẳng sâm. Cây đẳng sâm mọc tự nhiên có chất lượng tốt hơn, khan hiếm hơn nên giá luôn cao. Lợi dụng điều này, nhiều cơ sở làm ăn thiếu uy tín thường mượn danh cây đẳng sâm rừng nhưng lại bán đẳng sâm trồng nhằm đẩy giá cao, trục lợi.

Đẳng sâm tươi có nguồn gốc Việt Nam hay Trung Quốc: Đẳng sâm xuất xứ Trung Quốc rất phổ biến trên thị trường do được trồng đại trà rất nhiều ở nước này. Giá của nó cũng rẻ hơn nhiều so với loại của Việt Nam.

Các cách chế biến đẳng sâm

Đẳng sâm không chỉ có giá thành phù hợp mà còn có tính tiện dụng với nhiều cách chế biến khác nhau. Bên cạnh đó, cây đẳng sâm cũng có ít tác dụng phụ hơn so với nhân sâm.

Một số cách chế biến đăng sâm thông dụng thường thấy như tươi, khô, viên hoàn, bột…. Theo đó cũng có nhiều cách sử dụng đẳng sâm như ăn tươi, pha trà, sắc thuốc, ngâm rượu … ở dạng độc vị hoặc kết hợp các vị thuốc khác.

Củ đẳng sâm còn được dùng trong ẩm thực hằng ngày phổ biến là nấu cháo, xào. Vừa bổ dưỡng lại vừa dễ ăn. Ngoài ra, quý vị cũng có thể dùng đẳng sâm đun lấy nước uống hàng ngày và bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh khoảng một tuần để tiện sử dụng.

Đẳng sâm khô và đẳng sâm tươi loại nào tốt hơn?

Đẳng sâm dùng tươi hay khô đều được. Dưới đây là những khác nhau cơ bản giữa đẳng sâm tươi và đẳng sâm khô:

Đẳng sâm khô sẽ dễ dàng vận chuyển và bảo quản được lâu hơn, không lo bị biến chất. Đặc biệt, xét ở góc độ dược học, nó được nhiều chuyên gia khuyên dùng vì đẳng sâm dạng khô có hàm lượng tinh chất được bảo toàn tốt nhất. Bên cạnh đó, nó cũng chứa một số chất rất tốt cho sức khỏe mà chỉ khi trải qua công đoạn làm khô mới có được.

Xem thêm:  Công dụng của Huyền Sâm – Thảo dược nổi tiếng ở Phương Đông

Đẳng sâm tươi có giá thành rẻ hơn nhiều so với đẳng sâm khô. Vì thế nhiều người chọn mua để tiết kiệm kinh phí. Bạn nên đảm bảo quá trình vận chuyển và bảo quản đẳng sâm tươi tốt để tránh hao hụt hoặc biến chất. Đẳng sâm tươi cần được bảo quản trong tủ lạnh. Tuyệt đối không sử dụng đẳng sâm tươi đã bị dập nát hoặc có mùi lạ. Khi mua về cần chế biến ngay, không nên để lâu.

Công dụng của đẳng sâm

Đẳng sâm có tác dụng làm thuốc bổ, chữa các chứng tiêu phân sống lỏng nát, ăn không tiêu, tiếng nỏi nhỏ bé, sắc mặt nhợt nhạt, chân tay yếu mỏi, thở ngắn, hay mỏi mệt, phế hư sinh ho, hay khát.

Đẳng sâm có thay thế được cho Nhân sâm? 

Đẳng sâm thường được dùng thay Nhân sâm trong những bài thuốc bổ (nhưng lượng phải gấp 2 – 3 lần), nhất là chứng hệ tiêu hoá hư yếu, tiêu hóa kém thường kết hợp với Bạch truật, Bạch linh, Hoài sơn, Liên nhục. Bài thuốc như bài Sâm Linh Bạch truật tán, Hương sa lục quân, Bổ trung ích khí chữa bệnh suy dinh dưỡng trẻ em tiêu chảy kéo dài do rối loạn tiêu hoá, rối loạn hấp thu.

Tuy có thể thay thế nhân sâm nhưng sức thuốc hơi bạc nhược, không thể giữ thuốc được lâu. Vì thế nếu hư nặng, tình trạng nguy cấp thì nên dùng nhân sâm (theo Đông Dược Học Thiết Yếu)

Nên dùng đẳng sâm tươi với liều lượng như thế nào?

Để sử dụng đẳng sâm tươi hiệu quả, quý vị có thể sử dụng đẳng sâm bắc thuốc (thuốc sắc) để uống. Ngày dùng từ 9 – 30 g, dạng thuốc sắc, thuốc hoàn hay bột.

Xem thêm:  Sâm Ngọc Linh – thảo mộc tốt cho sức khỏe

Những ai không nên dùng Đẳng sâm?

Đẳng sâm tốt ví ngang nhân sâm, nhưng không phải ai cũng có thể dùng được và dùng như thế nào cũng được. Trước khi sử dụng loại dược liệu quý này, bạn cần chú ý những điều sau:

– Người có cơ địa thực tà, hỏa vượng hay khí trệ không nên dùng thảo dược này.

– Trẻ em dưới 1 tuổi, phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú không nên dùng đẳng sâm.

– Trường hợp cần thiết phải có sự chỉ định của bác sĩ mới được phép dùng.

Lưu ý khi sử dụng đẳng sâm

  • Không dùng Đẳng sâm chung với Lê lô.
  • Không nên sử dụng đẳng sâm kèm với hải sản, củ cải, trà xanh.
  • Nếu dùng mỗi liều quá 63g Đẳng sâm sẽ gây khó chịu vùng trước tim và nhịp tim không đều, ngưng thuốc thì hết.

Đẳng sâm và sâm Ngọc Linh, dùng chung được không? 

Khi có nhân sâm vẫn có thể thêm Đẳng sâm trong điều trị ăn kém, mệt mỏi, tỳ hư, vàng da, thiếu máu, tiểu đục, phù chân, phế hư do phiền khát. (theo Trung Dược Học)

Đẳng sâm và sâm Ngọc Linh là hai loại thảo dược có giá trị rất lớn; trong khi sâm Ngọc Linh là loại thảo dược thượng hạng được mệnh danh là “quốc bảo” Việt Nam thì đẳng sâm được biết đến là một loại thảo dược bình dân hơn, hay goi là sâm quý cho người nghèo. Cả hai loại này đều tốt cho sức khỏe với những dược tính độc đáo. Tùy thuộc vào điều kiện tài chính, quý vị có thể lựa chọn cho mình loại phù hợp.

Nếu có điều kiện về tài chính hoặc đang cân nhắc lựa chọn một loại thuốc bổ dùng làm quà biếu tặng, Sâm Ngọc Linh được khuyên dùng. Với những đặc tính quý cùng đa dạng sản phẩm, quý vị có thể ghé thăm website: https://samngoclinhmhg.com/