Được xếp vào top 5 loại sâm quý hiếm nhất thế giới, không khó để tìm trên mạng những mẩu quảng cáo sâm Ngọc Linh với các dược tính thần kỳ. Thị trường trong nước sôi động là thế, nhưng tại sao quốc bảo Việt Nam mãi vẫn chưa ghi dấu ấn mạnh mẽ với quốc tế?
Sâm Ngọc Linh có đúng là “thần dược” như quảng cáo?
Được phát hiện lần đầu trên đỉnh núi Ngọc Linh, sâm Ngọc Linh là loại nhân sâm thứ 20 được tìm thấy trên thế giới. Theo các kết quả phân lập thành phần hóa học của Bộ Y tế, sâm Ngọc Linh Việt Nam chứa 26 hợp chất saponin thông thường và tới 24 saponin hiếm tại phần thân rễ. Đặc biệt, chỉ riêng phần lá và cọng cũng đã phân lập được đến 19 saponin thể dammarane. Do đó, so với nhân sâm Hàn Quốc hay Triều Tiên, giá trị dược tính của sâm Ngọc Linh Việt Nam không chỉ cao gấp đôi, mà còn tận dụng được toàn bộ từ củ cho đến thân, lá.
Trước đây, khi là bài “thuốc giấu” được lưu truyền bởi bà con dân tộc thiểu số vùng núi Kon Tum và Quảng Nam, sâm Ngọc Linh đã phát huy tác dụng cầm máu, chữa đau bụng, sốt rét, bồi bổ cơ thể cực kỳ hiệu quả. Sau này, theo những thực nghiệm dược lý lâm sàng, sâm Ngọc Linh gây bất ngờ khi chữa được nhiều bệnh như huyết áp thấp, đái tháo đường, phòng chống ung thư, chống lão hóa, giảm stress, trầm cảm, tổn thương gan, viêm họng hạt…Sâm Ngọc Linh còn có khả năng hiệp lực tốt với kháng sinh khi kết hợp trong phác đồ điều trị bệnh, đặc tính mà nhiều loại sâm khác trên thế giới không có được.
Có thể nói, các quảng cáo sâm Ngọc Linh là tinh hoa đại ngàn, tiên dược đều lấy cơ sở từ minh chứng khoa học cụ thể. Dù đôi khi hơi quá đà nhưng cũng thể hiện được giá trị có một không hai của bảo vật núi rừng Việt Nam.
Tinh hoa đại ngàn chưa tìm được chỗ đứng xứng tầm
Dạo quanh thị trường dược liệu, dễ thấy đủ loại quảng cáo sâm Ngọc Linh để mua bán từ cây giống, củ tươi nguyên cành lá, củ khô hay các sản phẩm chế biến. Giá sâm tươi thường rơi vào từ 120 – 260 triệu/kg tùy theo tuổi sâm. Trái ngược với sự nhộn nhịp của thị trường tự do, trên thế giới, dược lực tuyệt vời của sâm Ngọc Linh vẫn chỉ được biết đến thuần túy thông qua các báo cáo khoa học. Chưa có thương hiệu nào thực sự tâm huyết để lan tỏa giá trị tinh túy đất Việt.
Tìm về cội nguồn sâm dưới các tán rừng nguyên sinh Kon Tum và Quảng Nam, thấy được thực trạng trồng, bảo tồn, chế biến, phân phối sâm Ngọc Linh, nguyên nhân dần hé lộ.
Trồng sâm Ngọc Linh thủ công, sản lượng thấp:
Dù đã có nhiều doanh nghiệp đầu tư vườn sâm Ngọc Linh, việc trồng sâm chủ yếu vẫn theo phương pháp tự nhiên, gieo hạt và nuôi cây giống ngay giữa rừng già. Phải đối phó với sự thay đổi thời tiết, thiên tai bất ngờ, côn trùng địch họa, di chuyển chăm sóc khó khăn, tỷ lệ sản lượng tính từ khi gieo cho đến lúc thu hoạch chỉ đạt 30-40%. Số lượng khan hiếm khiến giá sâm đội lên rất cao, không phải ai cũng có kinh tế để sử dụng. Giá thành thiếu cạnh tranh cũng là một sự ngăn trở sâm Ngọc Linh tiến ra thế giới bởi còn nhiều chi phí phụ trội, khó lòng chiếm lĩnh thị trường so với nhân sâm Hàn Quốc từ lâu đã có mức giá tương đối bình ổn.
Thiếu công nghệ chế biến đạt chuẩn quốc tế:
Ngoài vấn đề trồng và bảo tồn, việc chế biến sâm sao cho giữ trọn vẹn nguồn dưỡng chất quý giá cũng là bài toán đau đầu, khi công nghệ chế biến, bảo quản của nước ta còn nhiều hạn chế. Thị trường Việt Nam chưa quá khắt khe, nhưng khi bước ra quốc tế, các tiêu chuẩn về vi lượng, thành phần dinh dưỡng là điều tiên quyết cần làm được với sản phẩm quốc bảo này.
Vấn nạn sâm giả:
Bởi giá trị kinh tế quá hấp dẫn, ngay giữa thủ phủ sâm, người mua vẫn có nguy cơ bị che mắt bằng những loại củ “đội lốt” sâm Ngọc Linh được bán giá trên trời. Hiện nay, các đề án bảo vệ người tiêu dùng đang được xây dựng, nhưng rất cần sự có mặt của các thương hiệu uy tín để an tâm “chọn mặt gửi vàng”, tránh mất tiền oan khi nghe quảng cáo sâm Ngọc Linh mà lại nhận về tam thất, đinh lăng trá hình.