Sâm Đương quy – Vị thuốc quý dành cho phụ nữ!

Với tác dụng dược lý đa dạng, sâm Đương quy nổi tiếng có tác dụng hiệu quả trong chăm sóc sức khỏe, sắc đẹp, sinh lý và điều trị bệnh phụ nữ. Có thể kể một số tác dụng của sâm Đương quy như trị vô kinh, rối loạn kinh nguyệt ở phụ nữ, đau nhức xương khớp, thiếu máu, cơ thể suy nhược, yếu mệt…

Sâm Đương quy là gì?

Sâm là tên gọi khái quát chỉ một số loại cây thân thảo mà củ, rễ được sử dụng làm thuốc từ rất lâu đời tại các nước châu Á. Đương quy tuy không thuộc chi, họ Sâm nhưng có hình dáng củ hao hao giống hình người và cũng là dược liệu quen thuộc trong Đông y nên thường được gọi là sâm Đương quy.

Bài viết này chia sẻ các công dụng của sâm Đương quy, cách sử dụng và một số lưu ý khi sử dụng sâm Đương quy.

sâm đương quy
Hình ảnh rễ cây sâm Đương quy

Sâm Đương quy nguồn gốc ở đâu?

Sâm Đương quy  là một loài thực vật có hoa trong họ Hoa tán. Phần lớn các giống sâm Đương quy  đều có nguồn gốc từ vùng ôn đới ưa khí hậu ẩm mát. Từ lâu đã được trồng phổ biến ở Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản.

Tại Việt Nam, sâm Đương quy được trồng phổ biến ở các tỉnh Hà Giang, Lào Cai, vùng ven Hà Nội. Tuy nhiên, phải lựa chọn thời vụ sao cho mùa gieo hạt và sinh trưởng của cây trùng với thời gian có nhiệt độ thấp trong năm, nhưng nhìn chung hiệu quả chưa cao.

Xem thêm:  Hạt giống sâm Ngọc Linh: cách ươm trồng và giá bán mới nhất

Những bộ phận nào của sâm Đương quy được dùng làm dược liệu?

Phần rễ của sâm Đương quy chính là bộ phận được sử dụng làm dược liệu. Ngoài ra, dựa vào tính chất của mỗi bộ phận mà người ta còn phân biệt ra 3 loại:

  • Quy đầu: phần đầu của rễ chính, đường kính 1.5 – 4cm, đầu tù và tròn, tác dụng chỉ huyết.
  • Quy thân: rễ đã loại bỏ phần đầu và đuôi, tác dụng bổ huyết.
  • Quy vĩ: rễ phụ nhỏ hay rễ nhánh, đường kính 0.3 – 1cm, tác dụng hành huyết, giảm đau.

Cách bảo quản sâm Đương quy: Nơi thoáng mát (độ ẩm không quá 15%).

Cách nhận biết rễ sâm Đương quy chất lượng: Một rễ sâm Đương quy được đánh giá đạt chất lượng hội tụ các đặc điểm như rễ to, thịt chắc dẻo, màu trắng hồng, nhiều tinh dầu, có mùi thơm đặc biệt, vị ngọt sau cay là loại tốt.

Tác dụng của sâm Đương quy đối với sức khỏe?

Trong Đông y có ghi rằng, sâm Đương quy có vị ôn, tính ấm, tinh dầu có mùi thơm dễ chịu, vừa có tính hoạt huyết, vừa có tính bổ huyết, an thai.

Sâm Đương quy là một dược liệu bổ, có tác dụng bổ huyết nên thường được chỉ định cho những trường hợp suy nhược cơ thể, người mới khỏe lại sau bệnh nặng, người bị thiếu máu, phụ nữ mang thai… Ngoài ra, hợp chất courmarin có trong sâm Đương quy có tác dụng chữa tụ máu bầm, vết bầm trên da rất hiệu quả.

Theo Y học hiện đại, công dụng của sâm Đương quy được phân thành 6 nhóm tác dụng chính, gồm có:

  • Tác dụng huyết học: Dịch ngâm từ sâm Đương quy  có tác dụng làm tăng huyết sắc tố và hồng cầu. Tác dụng này được cho là có liên quan đến hàm lượng vitamin B12 và acid folic có trong dược liệu.
  • Tác dụng chống viêm: Nước từ dịch tiết dược liệu có thể làm giảm tính thẩm thấu của huyết quản. Từ đó ức chế các chất gây viêm mà tiểu cầu 5TH sản sinh.
  • Tác dụng đối với tử cung: Khi áp lực của tử cung cao thì sâm Đương quy  được cho là có thể làm tăng hoạt động co bóp ở cơ quan này.
  • Tác dụng tăng khả năng miễn dịch: Sâm Đương quy  được nghiên cứu là có thể làm tăng khả năng thực bào của đại thực bào, đồng thời tăng cường chuyển dạng lympho bào.
  • Tác dụng lợi tiểu: Nhờ hàm lượng đường mía mà sâm Đương quy  có được tác dụng làm tăng hưng phấn đối với cơ trơn ruột non và bàng quang.
  • Tác dụng kháng khuẩn: Nước sắc từ dược liệu có khả năng ức chế phẩy khuẩn tả, trực khuẩn thương hàn, liên cầu khuẩn tán huyết… Tinh dầu lại có tác dụng ức chế trực khuẩn mủ xanh, trực khuẩn coli, tụ cầu khuẩn vàng…
Xem thêm:  Sâm Cau Rừng: Công dụng và Cách sử dụng

Sâm Đương quy có tác dụng phụ không?

Với nhiều tác dụng sâm Đương quy mang lại cho sức khỏe con người, đặc biệt là các bệnh ở phụ nữ. Do đó, nhiều chị em rất muốn sử dung. Tuy nhiên, trước khi sử dụng, Quý vị cần lưu ý một số tác dụng phụ của sâm Đương quy có thể gây ra như sau:

  • Đầy hơi, rối loạn tiêu hóa.
  • Kích ứng da, rối loạn cương dương.
  • Trong các trường hợp nguy cấp, người dùng sẽ bị xuất huyết nếu dùng cây sâm Đương quy  chung với thuốc chống đông.

Hướng dẫn sử dụng sâm Đương quy tại nhà

Theo PGS.TS Nguyễn Thị Bay, sâm Đương quy là vị thuốc dễ sử dụng, do đó bạn có thể tự dùng sâm Đương quy  tại nhà với bài thuốc độc vị với các hình thức: Nấu nước uống; Chưng cách thủy rồi dùng khi bị thiếu máu, đau bụng kinh… Hầm sâm Đương quy  với gà để ăn như canh.

Đối với các bài thuốc hợp vị, bạn cần đến gặp thầy thuốc để được cấu tạo bài thuốc phù hợp với cơ địa.

Để đảm bảo an toàn, tối đa mỗi ngày Quý vị chỉ nên dùng khoảng 20g sâm Đương quy  khô (trong các bài thuốc hợp vị thường chỉ sử dụng khoảng 12g sâm Đương quy ).

Một số kiêng kỵ khi sử dụng sâm Đương quy

Sâm Đương quy vị cay tính ôn do đó người thể trạng bị nóng ngứa không nên dùng. Phụ nữ đang có thai hoặc chuẩn bị có kế hoạch sinh con cũng không nên dùng.

Xem thêm:  Cách nấu gà hầm sâm thơm ngon,bổ dưỡng

Người tiêu chảy nên kiêng vì Sâm Đương quy  có tác dụng nhuận táo

Những ai không nên sử dụng Sâm Đương quy?

Sâm Đương quy không nên sử dụng với những đối tượng sau đây:

  • Những người cơ thể quá yếu, không nên dùng.
  • Bệnh nhân ung thư đang trong giai đoạn xạ trị.
  • Người mắc các bệnh về gan và thận.
  • Bệnh nhân cao huyết áp.
  • Người bị bệnh về hệ tiêu hóa.
  • Đối với rượu Sâm Đương quy, không uống quá 50ml 1 ngày, không dùng liên tục trong nhiều ngày.

Tổng kết

Nhìn chung, tác dụng của sâm Đương quy tốt với nhiều đối tượng, đặc biệt là chị em phụ nữ. Tuy nhiên, phải lựa chọn và sử dụng đúng liều lượng, không nên quá lạm dụng sẽ gây ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe.

Bên cạnh sâm Đương quy khá phổ biến, sâm Ngọc Linh cũng được biết đến là một loại thượng dược thuần Việt 100%. Với công dụng phong phú và khác nhau, cả hai loại nhân sâm này đều tốt cho sức khỏe. Tùy thuộc vào nhu cầu mục đích sử dụng cũng như điều kiện tài chính, quý vi có thể lựa chọn cho mình loại phù hợp.

Website liên hệ: https://samngoclinhmhg.com/