Sâm Ô Linh: Vàng Đen Của Sức Khỏe

Sâm ô linh, còn được gọi là nấm ô linh, là một loại sâm quý hiếm và đắt đỏ, với nhiều giá trị dinh dưỡng và lợi ích đối với sức khỏe con người. Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy (trungtamthuoc.com) sẽ cung cấp cho bạn thông tin chi tiết về Sâm ô linh.

Loại củ đen xì phát hiện trong tổ mối bất ngờ lại là nhân sâm quý hiếm nhất  thế giới

1 Tổng quan về Sâm ô linh

1.1 Tên gọi, danh pháp

  • Tên gọi: Sâm ô linh
  • Tên khác: Nấm ô linh.
  • Tên khoa học: Xylaria nigripes (Klotzsch) Cooke

1.2 Mô tả đặc điểm

Mặc dù được gọi là sâm nhưng Sâm ô linh không cùng họ với các loài sâm khác. Chúng có hình dáng đặc trưng, là hạch nấm đặc biệt được hình thành từ các sợi nấm bên trong lòng đất.

Sâm ô linh có hình dạng nhìn giống như củ khoai thâm đen nhưng tròn hơn, bề mặt cứng vừa, phía cuối có rễ dài mọc ra, nhìn như đuôi con chuột. Sâm ô linh vô cùng quý hiếm, thậm chí được ví như “vàng đen” do lớp vỏ ngoài màu đen, thịt bên trong màu trắng, kích cỡ đường kính củ trung bình khoảng từ 2cm đến 4cm, đặc biệt có những củ đường kính lên tới 7cm.

Xem thêm:  Sâm Đương quy – Vị thuốc quý dành cho phụ nữ!

1.3 Phân bố, thu hái và chế biến

Khác các loại sâm khác, củ Sâm ô linh không mọc trong lòng đất mà chúng thường được tìm thấy trong những tổ kiến trắng, tổ mối bỏ hoang nằm rất sâu dưới lòng đất từ 1 mét – 2 mét.

Ở Việt Nam, loại sâm đã được tìm thấy ở một số tỉnh khu vực Tây Nguyên như Gia Lai, Đăk Lăk, Kom Tum, Lâm Đồng… nhưng rất ít và rất hiếm có thể bắt gặp được loại sâm quý hiếm này.

Ngoài ra, sâm còn có ở 1 số khu vực thuộc Trung Quốc, Hàn Quốc… Ở Trung Quốc đây là một loại thảo dược cực kỳ quý hiếm, sâm ô linh hiện được bán trên thị thường với giá giao động từ 20.000 Nhân Sâm tệ/1kg sâm (tức là khoảng 70 triệu việt nam đồng) với những cây loại 1.

Những củ sâm ô linh sau khi được tìm thấy sẽ được rửa sạch, loại bỏ tạp chất sẽ được phơi khô rồi bảo quản nguyên củ, khi sử dụng có thể sắc nước hoặc ngâm rượu uống hàng ngày.

1.4 Bộ phần sử dụng

  • Thân nấm: Thân nấm có tính chất xơ cứng và chắc chắn. Bộ phận này được sử dụng làm dược liệu quý, có giá trị trong lĩnh vực y học và sức khỏe. Thân nấm thường được thu hái và chế biến để tạo ra các sản phẩm dùng trong điều trị bệnh và bảo vệ sức khỏe.
  • Quả nấm: Nấm Ô Linh có những quả nấm to, có đường kính trung bình từ 1cm đến 7cm. Quả nấm được sử dụng như một nguyên liệu trong nấu ăn và chế biến thực phẩm. Nó có thể được chế biến thành các món ăn ngon và bổ dưỡng.
  • Chiết xuất và tinh chất: Nấm Ô Linh cũng có thể được chế biến thành các loại chiết xuất và tinh chất. Các phương pháp chiết xuất và tinh chất hóa giúp tách lấy các thành phần hữu ích từ nấm Ô Linh. Những chiết xuất và tinh chất này có thể được sử dụng trong sản xuất thuốc, mỹ phẩm và các sản phẩm chăm sóc sức khỏe.
Xem thêm:  Cách trồng sâm đại hành đúng kỹ thuật cho ra chất lượng tốt nhất

2 Thành phần hóa học

Thành phần hóa học trong sâm ô linh bao gồm:

  • Saponin triterpenoid tetracyclic: chủ yếu là nhóm dammaran (còn gọi là ginsenosid). Có hơn 30 loại ginsenosid khác nhau đã được phân lập và xác định trong Sâm Ô Linh.
  • Polysacarit.
  • Protein.
  • Sắt, Mangan và selenium-tin.

3 Công dụng của Sâm ô linh

3.1 Theo y học cổ truyền

  • Tính vị: vị ngọt nhẹ, có mùi thơm, tính bình.
  • Quy kinh: quy vào các kinh tâm, can và thận.
  • Công dụng: Sâm ô linh là vị thuốc quý hiếm với nhiều lợi ích cho gan, dạ dày, giúp an thần, trị mất ngủ, cầm máu, giảm huyết áp cao và trị bệnh tiêu chảy.

3.2 Tác dụng dược lý

3.2.1 Hỗ trợ điều trị đau dạ dày

Sâm Ô linh có thể được sử dụng trong điều trị viêm dạ dày. Nó có tác dụng giảm đau tốt đối với loét dạ dày và đau dạ dày. Sâm ô linh cũng có thể được sử dụng để điều trị các triệu chứng của bệnh dạ dày như viêm dạ dày mãn tính. Ngoài ra, trong sâm Ô linh có chứa nhiều protein và axit amin thiết yếu, có lợi cho lá lách và dạ dày, và chữa bệnh thận.

3.2.2 Ngăn ngừa ung thư và chống ung thư

Nấm Ô Linh chứa các nguyên tố vi lượng như polysacarit, protein, sắt, mangan và selenium-tin. Hoạt chất Selenium có tác dụng chống ung thư và ức chế tế bào ung thư.

Xem thêm:  Hạt giống sâm Ngọc Linh: cách ươm trồng và giá bán mới nhất

3.2.3 Hạ và kiểm soát đường huyết

Hoạt chất polysacarit có trong nấm Ô Linh có công dụng chăm sóc sức khỏe trên phạm vi rộng trên cơ thể con người, và có thể hạ đường huyết, giảm mỡ máu, chống đông máu và chống nôn. Do đó, Sâm ô linh có thể được sử dụng để hạ đường huyết và ngăn ngừa ung thư.

3.2.4 Chữa những bệnh liên quan đến thần kinh

Sâm ô linh có khả năng cải thiện đáng kể tình trạng suy giảm trí nhớ và mất ngủ. Nó có khả năng làm dịu căng thẳng, giảm lo lắng và nâng cao tinh thần. Sâm ô linh cũng rất tốt cho các trường hợp mất ngủ, kém ăn, phụ nữ bị ít hay mất sữa.

4 Cách dùng Sâm ô linh

  • Ngâm rượu: Ngâm sâm ô linh trong rượu trắng 40-42 độ trong 30 ngày, sau đó uống 15-20ml/ngày sau khi ăn.
  • Hãm trà: Hãm sâm ô linh để tạo nước trà uống hàng ngày.
  • Ngâm mật ong: Đặt sâm ô linh và mật ong trong hủ thủy tinh để hấp thụ các thành phần và sử dụng khi cần thiết.
  • Nấu cháo và canh bổ dưỡng.

Sâm ô linh là một dược liệu quý với nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe con người. Tuy nhiên, chỉ nên sử dụng tối đa 3g/ngày. Đặc biệt, hãy sử dụng các sản phẩm từ các nguồn tin cậy để đảm bảo chất lượng và hiệu quả.

Đọc thêm: Blog về Sâm Ngọc Linh và các thực phẩm, sức khỏe