Tác dụng của Sa Sâm trong chữa bệnh

Sa Sâm là loại thảo dược quý, được dùng làm nguyên liệu để bào chế thuốc chữa các loại bệnh như viêm phế quản, sốt, ho khan… Để có thể hiểu rõ hơn về công dụng của 2 loại Sa Sâm và cách phân biệt chúng, mời các bạn đọc bài viết dưới đây!

Mô tả cây Sa Sâm Việt

Sa Sâm là thực vật dạng cỏ, có màu vàng nhạt, chiều cao trung bình từ 15 – 25cm, rễ mầm, mọc thẳng đứng. Thân cây Sa Sâm mọc bò, mỗi rễ có khoảng 2 – 3 thân.

Sa Sâm là tên gọi chung của 2 loại thảo dược quý:

  • Sa Sâm Bắc (tên khoa học: Glehnia littoralis F. Schmidt ex Miq. Họ: Hoa tán (Apiaceae))
  • Sa Sâm Nam (Tên khoa học: Launaea sarmentosa (Willd.) Alston – Prenanthes sarmentosa Willd, Họ: Cúc (Asteraceae)).

Do sự phân bố tự nhiên của loài cây Sa Sâm này nên mới có sự phân chia giữa Sa Sâm Bắc và Sa Sâm Nam.

Sa Sâm Nam

Sa Sâm Nam phân bố ở vùng ven biển và các đảo lớn, thường mọc hoang từ Đồng Nai ra đến Hải Phòng, Quảng Ninh. Cây Sa Sâm Nam này cũng phân bố ở vùng ven biển đảo Hải Nam (phía Nam của Trung Quốc), Ai Cập và một số nơi ở châu Phi.

Xem thêm:  Những thói quen tốt cho sức khoẻ

Sa Sâm là loại cây ưa sáng, chịu được mặn, thường mọc trên các bãi cát ven biển, theo từng đám hoặc rải rác thành khóm riêng lẫn với một số loài cây thảo khác. Người dân ở các vùng biển hay gọi đây là cây sâm biển hoặc rau sâm biển. Toàn bộ phần rễ và gốc của cây Sa Sâm Việt sẽ mọc chồi mới vào cuối xuân hoặc đầu hè năm sau. Cây Sa Sâm ra hoa quả hàng năm; quả có túm lông thuận lợi cho việc phát tán nhờ gió.

Sa Sâm Bắc

Sa Sâm Bắc có nguồn gốc ở khu vực Đông Á, được trồng phổ biến nhất ở Trung Quốc và Nhật Bản. Cây Sa Sâm được nhập từ Trung Quốc về Việt Nam từ đầu những năm 60, được trồng ở Viện Dược liệu, trại cây thuốc Sapa. Hiện Sa Sâm Bắc đã thích nghi với điều kiện tại đây và ra hoa, kết quả; hạt già rơi xuống đất nảy mầm một cách rất tự nhiên. Tuy nhiên, do chưa chú trọng vào nghiên cứu phát triển giống cây Sa Sâm Bắc, nên gần đây loài cây này đã bị mất giống.

Thành phần hoá học của cây Sa Sâm Việt

Thành phần hoá học của Sa Sâm Bắc và Nam đều chứa ở rễ, riêng Sa Sâm Bắc chứa thêm ở quả.

  • Rễ Sa Sâm Bắc chứa tinh dầu, acid triterpenoid, alcaloid – carboline, phenylpropanoids, axit phenolic, axit béo và polyacetylene. Quả chứa dầu béo, phellopterin, acid, petroselinic; quả tươi chứa imperatorin.
  • Rễ Sa Sâm Nam chứa alkaloids, axit amin, carbohydrate, steroid, glycoside, tannin.

Sa sâm có tác dụng gì?

Cây Sa Sâm Việt chỉ là tên gọi chung cho Sa Sâm Bắc và Sa Sâm Nam, tuy nhiên mỗi loại cây Sa Sâm sẽ có những tác dụng riêng như sau:

Xem thêm:  Gợi ý các món quà tặng mẹ cực kỳ ý nghĩa

Tác dụng của Sa Sâm Bắc

Sa Sâm Bắc có vị hơi đắng, ngọt, tính hơi lạnh, có tác dụng dưỡng âm, làm mát Phế, bổ Vị, giảm khô nóng, long đờm. Sa Sâm Bắc được dùng để chữa phế ho khan khô nóng, ho lâu ngày, lao phổi, đờm có máu.

Liều lượng dùng: 1 ngày 12 – 20g, dưới dạng nước sắc, cao hoặc viên hoàn.

Tác dụng của Sa Sâm Nam

Sa Sâm Nam cũng có vị ngọt, hơi đắng, tính mát, nhưng vị nhạt hơn Sa Sâm Bắc. Có tác dụng làm mát phổi, giảm ho, long đờm, lợi sữa, lợi tiểu và nhuận tràng.

Lá Sa Sâm Nam thường được dùng làm rau ăn sống. Có người tận dụng toàn cây Sa Sâm tươi để làm thuốc lợi sữa cho người và trâu bò. Toàn cây hoặc lá Sa Sâm, giã nát có thể đắp chữa đau khớp, phồng rộp do chạm phải con sứa khi tắm biển. Rễ cây Sa Sâm phơi khô giúp giảm sốt, khô nóng phổi, ho khan, ho có đờm.

Liều lượng dùng: Mỗi ngày sắc uống 15 – 20g Sa Sâm Nam để cơ thể nhuận tràng, lợi tiểu.

Nhìn chung, công dụng chính của cả 2 loại Sa Sâm Bắc và Sa Sâm Nam là làm giãn mạch, tăng cường trương lực cơ tim, kháng khuẩn và trừ đờm. Vì vậy, có thể dùng để điều trị các bệnh lý như viêm phế quản mạn tính, ho khan, gầy ốm và khô lưỡi.

Những bài thuốc sử dụng Sa Sâm

Bài thuốc chữa giãn phế quản, viêm phế quản

Nguyên liệu chuẩn bị: ngọc trúc, tang diệp, thiên hoa, biển đậu mỗi vị 12g, Sa Sâm 20g, cam thảo 4g.

Cách làm: rửa sạch các nguyên liệu rồi đem sắc cùng để lấy nước uống.

Xem thêm:  Cách nấu gà hầm sâm thơm ngon,bổ dưỡng

Bài thuốc chữa sản phụ ít sữa

Nguyên liệu cần mua: 100g thịt nạc và 12g Sa Sâm.

Cách chế biến: đem hầm nhừ thịt nạc cùng Sa Sâm, sau đó rắc thêm ít muối vào ăn.

Bài thuốc trị họng khô, sốt và miệng khát

Thành phần: 20g các nguyên liệu rễ vú bò, bạch truật nam, sa sâm, hà thủ ô, rễ cà gai; 12g hoài sơn, cam thảo và rễ cây lứt mỗi vị; gừng 4g, trần bì 8g.

Cách bào chế: sắc các thành phần cùng nhau để làm nước uống 2 lần/ngày hoặc tán bột làm viên uống, mỗi lần dùng 20g/2-3 lần/ngày.

Bài thuốc trị thiếu máu, vàng da

Thành phần chuẩn bị: hồi hương và nhục quế mỗi thứ 4g, sa sâm và bột nghệ vàng 12g mỗi món.

Cách dùng: sắc để lấy nước uống đều đặn mỗi ngày.

Lưu ý khi dùng sa sâm

  • Cẩn thận khi chế biến sa sâm cho người mắc hội chứng hư hàn;
  • Không nên sử dụng đồng thời sa sâm với lê lô;
  • Âm hư phổi táo và ho do hàn không nên dùng các sản phẩm có chứa sa sâm;
  • Bệnh nhân viêm gan C khi dùng sa sâm có thể bị đau tức vùng gan.

Lời kết

Ngoài ra, nếu bạn muốn tìm mua các loại sa sâm và các sản phẩm từ sa sâm chất lượng, uy tín trên thị trường, bạn có thể tham khảo tại website: https://samngoclinhmhg.com/. Công ty là thương hiệu hàng đầu tại Việt Nam trong ngành công nghiệp dược liệu được người tiêu dùng tin tưởng. Với sứ mệnh vì sức khỏe cộng đồng và tầm nhìn phát triển ngành dược liệu Việt Nam ra thị trường Quốc tế,  luôn mong muốn đem đến cho khách hàng những sản phẩm có chất lượng tốt nhất.