Nhân sâm từ lâu vốn được coi như một loại thần dược quý hiếm, được sử dụng để tăng cường sinh lực, bồi bổ sức khỏe, phòng chống bệnh tật, kéo dài tuổi thọ,… Tuy nhiên không phải đối tượng nào cũng được sử dụng nhân sâm. Nếu dùng không đúng, nhân sâm sẽ gây ngộ độc, làm bệnh nặng thêm, thậm chí dẫn đến tử vong. Dưới đây là top 10 những đối tượng không nên dùng sâm.
Người bị cảm mạo ngoại tà xâm nhập
Người bị cảm mạo ngoại tà xâm nhập được hiểu là những người bị bệnh (cảm sốt, sổ mũi, ho…) do những tác động gây bên bên ngoài tự nhiên ảnh hưởng đến như khí hậu thời tiết…Thông thường, rất nhiều người bệnh đều nghĩ rằng nên sử dụng sâm để bồi bổ cơ thể, diệt trừ bệnh tật, đi thăm người bệnh cũng thường mang theo sâm để biếu tặng.
Tuy nhiên, đây là hiểu biết sai lầm. Ở nhóm đối tượng này, uống sâm bổ khí có thể làm cho ngoại tà lưu trệ trong cơ thể không thể phát tiết ra ngoài được, ảnh hưởng tới hiệu quả điều trị, kéo dài bệnh tình.
Do vậy, đối tượng không nên dùng sâm đầu tiên phải kể đến những người đang bị cảm mạo. Trường hợp nếu đang dùng sâm mà bị cảm phải ngay lập tức dừng sử dụng.
Người viêm loét dạ dày cấp tính và sung huyết
Nhân sâm bổ khí càng làm khí thịnh lên, huyết càng hưng vượng sẽ rất khó làm giảm xuất huyết và hết đau. Đặc biệt, nếu bị đau bụng, tiêu chảy, dùng nhân sâm có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.
Do vậy, nhóm đối tượng tiếp theo không nên dùng sâm là những người thường xuyên bị đầy trướng bụng, căng tức, đau bụng, sôi bụng, phân nát, lỏng hoặc tiêu chảy.
Những người tăng huyết áp
Nếu ở trạng thái tăng huyết áp mà dùng sâm dễ dẫn đến tai biến mạch máu não. Hơn nữa, liều lượng khó nắm vững cho nên người bị bệnh tăng huyết áp cũng là một trong những đối tượng không nên dùng sâm (nếu muốn dùng cần tham khảo ý kiến của thầy thuốc).
Phụ nữ mang thai
Nếu uống nhân sâm, thành phần nhân sâm có thể qua tuần hoàn huyết dịch sang thai nhi rất không lợi cho thai nhi và có thể dẫn tới tình trạng khó sinh. Cho nên phụ nữ trước ngày sinh cũng được xếp vào nhóm đối tượng không nên dùng sâm.
Những người bị giãn phế quản, lao phổi, ho ra máu
Những người này thường ho có đờm lẫn máu, sốt nhẹ, đông y gọi là âm hư hỏa vượng, phế âm suy nhược. Cần tư âm giáng hỏa, lương huyết chỉ huyết. Trong khi đó Nhân sâm làm động hỏa, càng làm tình trạng ra máu nặng thêm khi bị các bệnh lao phổi, giãn phế quản. Do vậy, đây cũng là một trong những đối tượng không nên dùng sâm.
Những người bị bệnh gan mật cấp tính
Viêm gan, viêm túi mật, sỏi mật xuất hiện sốt, đau hạ sườn phải, đau bụng, vàng da đều là gan mật bị thấp nhiệt làm khí không lưu thông được. Nếu uống tiếp nhân sâm lại trợ thấp sinh nhiệt làm cho khí trệ uất kết, bệnh sẽ nặng thêm. Đây cũng là một trong những đối tượng không nên dùng sâm theo lời khuyên của các chuyên gia.
Những người viêm dạ dày, ruột cấp tính, nôn mửa, đi ngoài phân lỏng
Bệnh này thuộc thấp nhiệt tích trệ, trị liệu cần tiêu thực, đạo trệ, hòa vị, thanh trường. Nếu dùng nhân sâm bệnh sẽ nặng thêm. Thế nên, đây cũng là nhóm đối tượng không nên dùng sâm.
Người bị di tinh, xuất tinh sớm
Nhân sâm có tác dụng như một nội tiết tố, thúc đẩy kích dục tố. Những người bị di tinh, xuất tinh sớm thường rất nhạy cảm và bị kích thích về tình dục dùng nhân sâm sẽ làm nặng thêm tình trạng này. Do đó nhóm đối tượng này cũng không nên dùng sâm.
Những người có bệnh về hệ thống miễn dịch
Người bị bệnh tự miễn như bệnh Lupus ban đỏ, viêm khớp loại phong thấp, cứng bì… là những đối tượng không nên dùng nhân sâm, vì càng dùng bệnh sẽ càng nặng thêm.
Trẻ nhỏ dưới 14 tuổi không nên dùng sâm
Cơ thể của trẻ em theo Đông Y là thuần dương nên âm thường không đủ, dương thì dư thừa, không nên dùng sâm dể làm bổ dương khí của chúng. Việc dùng sâm có thể thúc đẩy sự phát dục của tuyến sinh dục.
Trẻ sơ sinh và trẻ dưới 1 năm cũng là nhóm đối tượng cần tránh dùng nhân sâm, kể cả thanh niên, nếu dùng cần cân nhắc kỹ.
Tổng kết
Không được dùng nhân sâm một cách tùy tiện. Bởi nhân sâm tuy là thảo dược bổ nhưng có thể gây độc nếu không dùng đúng cách, đúng người. Quý vị có thể tham khảo mua sâm trồng được tại Việt Nam như sâm Ngọc Linh, sâm Lai Châu, sâm Langbian, tam thất hoang,… Hay các nhân sâm Hàn Quốc, sâm Cao Ly (Triều Tiên) và sâm Mỹ đều nổi tiếng về thành phần dưỡng chất, tốt cho sức khỏe.
Trong đó, sâm Ngọc Linh là loài sâm đặc biệt quý hiếm. Đến nay, chỉ có duy nhất vùng núi Ngọc Linh (Việt Nam) được tìm thấy có sự xuất hiện của loại nhân sâm đặc biệt này. Sâm Ngọc Linh đặc trưng bởi hàm lượng saponin cao nhất trong họ nhân sâm trên toàn thế giới (cao gấp đôi nhân sâm Hàn Quốc) và có giá trị khác biệt nhất về mặt tăng cường sức khỏe, hỗ trợ điều trị bệnh tật so với bất kể loại sâm được sinh trưởng ở các vùng khác.
Quý vị quan tâm và tham khảo các sản phẩm đa dạng của sâm Ngọc Linh có thể tham khảo thương hiệu Sâm Ngọc Linh. Với hệ sinh thái đa dạng, kết hợp vườn ươm giống sâm Ngọc Linh quy mô lớn trải dài các tỉnh Quảng Nam và Kontum, Sâm Ngọc Linh đã vinh dự được nhận giải thưởng “sản phẩm vàng vì sức khỏe cộng đồng” do VAFF tổ chức vào tháng 12/2021. Công tycũng được bình chọn là đơn vị cung cấp các sản phẩm sâm Ngọc Linh “made in