Viêm họng hạt là một dạng viêm họng mạn tính phổ biến của đường hô hấp trên. Bệnh rất dễ mắc phải nhưng khó điều trị. Viêm họng hạt để lại nhiều biến chứng nếu không điều trị tốt. Do đó, khi nắm rõ được nguyên nhân triệu chứng sẽ giúp bạn sớm có phương pháp điều trị kịp thời và hiệu quả. Hãy cùng tìm hiểu về cách chữa viêm họng hạt qua bài viết dưới đây nhé!
Viêm họng hạt là bệnh gì?
Viêm họng hạt là sự tiến triển từ viêm họng mạn tính. Khi viêm nhiễm ở vùng họng xảy ra trong thời gian dài, không được chữa trị hiệu quả thì niêm mạc miệng tích tụ mủ và hình thành các hạt với kích thước khác nhau.
Người bị viêm họng hạt thường xuyên cảm thấy vướng víu, khó chịu ở trong họng, ho khan, ngứa họng. Những cảm giác này sẽ đỡ hơn khi ho nhẹ hoặc đằng hắng nhưng nó lại nhanh chóng quay trở lại vào vài phút, vài giờ sau đó.
Triệu chứng của người bị viêm họng hạt
Người bị viêm họng hạt thường có các triệu chứng sau:
Khô rát và ngứa họng
Hầu hết các trường hợp viêm họng hạt đều xuất hiện dấu hiệu này đầu tiên. Người bệnh thường cảm thấy có gì đó vướng ở trong cổ, phải khạc nhổ thì mới đỡ được. Hành động này diễn ra thường xuyên sẽ làm tổn thương và trầy xước niêm mạc họng. Từ đó gây ra hiện tượng khô rát, nhiễm trùng ở cổ họng.
Họng bị đau
Hầu hết các bệnh lý liên quan đến họng đều có triệu chứng này nên người bệnh khó nhận diện sự xuất hiện của viêm họng hạt. Tuy nhiên, thực tế thì viêm họng hạt gây ra mức độ đau họng nghiêm trọng hơn. Người bệnh cảm thấy đau ngay cả khi nuốt nước bọt.
Ho có đờm, ho khan
Khi mới chớm bệnh, cơn ho sẽ xuất hiện rải rác và chủ yếu là ho khan. Vài ngày sau, bệnh trở nên nghiêm trọng hơn, tần suất cơn ho dày hơn và ho lâu hơn rồi chuyển dần sang có đờm.
Nổi hạt nhỏ li ti ở vòm họng
Nếu người bệnh thăm khám bác sĩ sẽ thấy đỏ thành họng và có hạt trắng hoặc đỏ kích thước như hạt đậu. Những hạt này là kết quả của viêm amidan tái phát nhiều lần nên lympho biến thành hạt nhỏ. Nếu nuốt nước bọt sẽ cảm thấy gờn gợn ở thành họng.
Ngoài những triệu chứng trên đây thì người bị viêm họng hạt còn dễ nổi hạch sưng đau ở cổ, khàn giọng, ù tai, sổ mũi, mệt mỏi,…
Phân loại viêm họng hạt
Nếu tình trạng viêm họng thông thường kéo dài và không được điều trị dứt điểm sẽ dẫn đến viêm họng hạt.
Sự tấn công của vi khuẩn, vi rút gây tình trạng viêm nhiễm kéo dài, tái đi tái lại nhiều lần của niêm mạc vùng hầu họng và amidan sẽ làm bùng phát viêm họng hạt. Khi bị bệnh, các tế bào lympho sẽ phải làm việc với cường độ cao gây viêm và phình to ra hình thành nên các hạt nhỏ có kích thước khác nhau.
Tình trạng viêm họng hạt hiện nay trở nên phổ biến đối với mọi lứa tuổi, giới tính, nhất là những người có sức đề kháng yếu, cơ thể thường xuyên suy nhược.
Viêm họng hạt được phân chia thành 2 loại:
Viêm họng hạt cấp tính
Viêm họng hạt cấp tính là thời điểm mới nhiễm bệnh. Bệnh không gây ra nhiều triệu chứng nghiêm trọng nên nhiều người thường chủ quan, tự ý mua và sử dụng thuốc tại nhà.
Vì lý do này vô tình khiến bệnh diễn biến nặng hơn, khó kiểm soát và điều trị. Nên khi phát hiện dấu hiệu cần kịp thời thăm khám và điều trị để hạn chế những biến chứng nguy hiểm.
Viêm họng hạt mạn tính
Viêm họng hạt cấp tính lâu ngày không khỏi, không điều trị kịp thời, dứt điểm sẽ dẫn đến mạn tính. 3 tuần là khoảng thời gian bệnh chuyển biến. Giai đoạn này sẽ nguy hiểm, khó điều trị dứt điểm, rất dễ tái phát ngay cả khi thời tiết không giao mùa hay chuyển lạnh.
Cách chữa viêm họng hạt đơn giản tại nhà
Cách chữa viêm họng hạt bằng sâm
Sâm đại hành hay còn gọi là tỏi đỏ, tỏi lào hay sâm cau. Củ có màu đỏ đậm, lá có gân chạy song song giống lá cau. Các hoạt chát có trong củ sâm đại hành có công dụng chữa ho, viêm họng cấp và mãn tính, bổ máu…
Cách dùng:
- Củ sâm khô: dùng 4-12g/ ngày, sắc với nước uống hết trong ngày
- Củ sâm tươi: dùng 12-30g/ ngày, sắc cùng 400ml nước cho đến khi còn 150ml thì chia thành 2 phần dùng trong ngày.
Cách chữa viêm họng hạt với chanh đào và mật ong
Quả chanh đào chứa nhiều vitamin C nếu kết hợp cùng các thành phần của mật ong sẽ kháng viêm, chống khuẩn. Nó hỗ trợ rất tốt cho người bị viêm họng hạt. Cách chữa bệnh lý này bằng mật ong và chanh đào như sau:
- Chanh đào đem rửa sạch rồi thái thành lát mỏng. Cho vào một lọ thủy tinh sạch và khô.
- Đổ mật ong vào cho ngập phần chanh đào trong lọ sau đó đậy kín nắp. Để trên 20 ngày rồi mang ra dùng uống mỗi ngày 2 – 3 lần.
Cách chữa viêm họng hạt bằng súc miệng với nước muối
Súc miệng với nước muối là biện pháp giúp giữ gìn vệ sinh răng miệng và hỗ trợ điều trị nhiễm trùng ở hầu họng. Ngoài ra nước muối còn có tác dụng giảm sưng đau và cải thiện tình trạng khó nuốt do viêm họng hạt gây ra.
- Hòa tan ½ thìa muối với 1 cốc nước ấm
- Sau đó dùng súc miệng trong 2 – 3 phút
Với mẹo chữa này, bạn nên thực hiện 2 lần/ ngày (sáng và tối) nhằm kiểm soát triệu chứng và tiêu diệt vi khuẩn gây hại.
Kết hợp lá trầu không và gừng tươi
Theo dân gian, lá trầu không có tác dụng sát trùng, giảm ngứa ngáy và viêm hiệu quả. Do đó kết hợp lá trầu không với gừng tươi có thể hỗ trợ kiểm soát các triệu chứng do viêm họng hạt gây ra.
Cách làm:
- Rửa sạch ½ củ gừng và 1 lá trầu không tươi
- Thái nhỏ gừng và lá trầu không
- Sau đó đem hãm với nước sôi trong 10 phút
- Nhấp từng ngụm cho tinh chất từ dược liệu thẩm thấu vào cổ họng
Dùng mật ong nguyên chất
Cách chữa viêm họng hạt bằng mật ong đơn giản nhất là dùng 2 – 3 thìa mật ong nguyên chất pha cùng ly nước ấm uống vào buổi sáng sẽ giúp cho cổ họng được làm dịu, các triệu chứng của bệnh nhờ đó sớm được đẩy lùi.
Viêm họng hạt là chứng bệnh đường hô hấp với nhiều triệu chứng phức tạp. Hy vọng, qua bài viết này các bạn đã có thêm những kiến thức bổ ích về căn bệnh này cũng như các cách chữa trị hiệu quả tại nhà. Chúc các bạn áp dụng thành công!