Các cách giảm mỡ máu không cần dùng thuốc

Mỡ máu tăng cao sẽ gây ra các biến chứng nguy hiểm. Hiện nay, nhiều người có xu hướng áp dụng các phương pháp dân gian trong việc hỗ trợ điều trị mỡ máu cao an toàn, hiệu quả. Bài viết này sẽ chia sẻ cho bạn 5 cách giảm mỡ máu không dùng thuốc hiệu quả!

Rối loạn mỡ máu là gì?

Chất béo cùng với protein (chất đạm) và carbohydrate (chất đường bột) là ba thành phần chính của các tế bào sống. Cholesterol và triglycerid là chất béo trong cơ thể đóng vai trò cung cấp năng lượng.

Rối loạn mỡ máu (RLMM) là tình trạng nồng độ chất béo trong máu quá cao hay quá thấp. Những loại rối loạn mỡ máu phổ biến nhất bao gồm:

  • Tăng nồng độ lipoprotein tỷ trọng thấp (LDL–cholesterol hay cholesterol xấu).
  • Giảm nồng độ lipoprotein tỷ trọng cao (HDL–cholesterol hay cholesterol tốt).
  • Tăng nồng độ triglycerid.
Nguyên nhân của rối loạn mỡ máu?

Bệnh nhân mắc bệnh lý này có nồng độ cholesterol và triglycerid trong máu cao, do nhiều nguyên nhân gây ra như:

Chế độ ăn uống có nhiều chất béo

Chế độ ăn uống hàng ngày thu nạp quá nhiều chất béo trong khi cơ thể không sử dụng hết là nguyên nhân hàng đầu dẫn tới bệnh. Các thực phẩm đứng đầu trong danh sách này như:

  • Thực phẩm chứa nhiều chất béo bão hòa: Thịt bò, thịt lớn, thịt bê, trứng, sữa,…
  • Thực phẩm chứa hàm lượng chất béo cao: Thực phẩm đóng hộp, thức ăn chứa bơ, dầu dừa, ca cao,…

Do cơ thể béo phì

Người bị béo phì có nguy cơ mắc bệnh máu nhiễm mỡ lớn do hàm lượng cholesterol xấu trong máu cao trong khi hàm lượng cholesterol trong máu thấp. Hơn nữa mỡ thừa tích tụ chủ yếu ở bụng và các cơ quan nội tạng gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và hoạt động của cơ thể.

Do lười vận động

Lười vận động là thói quen xấu ở rất nhiều giới trẻ hiện nay, cũng là lý do khiến bệnh máu nhiễm mỡ xuất hiện ngày càng nhiều ở người trẻ. Ít vận động làm tăng lipoprotein xấu trong máu và giảm cholesterol tốt. Vì thế việc lười tập thể dục thể thao, thường xuyên ngồi, nằm một chỗ thì nguy cơ mắc bệnh rất cao.

Do căng thẳng, stress kéo dài

Tâm lý căng thẳng, áp lực kéo dài cũng là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng nhiễm mỡ ở máu. Chủ yếu do khi gặp phải tình trạng này, cơ thể có xu hướng ăn nhiều hơn, nhất là thực phẩm ngọt chứa nhiều đường hoặc đồ thịt chiên rán nhiều dầu mỡ.

Những người áp lực, làm việc mệt mỏi cũng có xu hướng lười vận động hơn, có thói quen uống rượu bia, chất kích thích khiến nồng độ cholesterol xấu trong máu càng tăng cao.

Xem thêm:  8 TÁC DỤNG CỦA NHÂN SÂM VỚI PHỤ NỮ: LÀM ĐẸP THẦN THÁNH

Vấn đề giới tính và tuổi tác

Ở độ tuổi trước mãn kinh, từ 15 – 45 tuổi thì nữ giới thường có nồng độ mỡ máu thấp hơn so với nam giới. Tuy nhiên sau thời kỳ này, do hormone Estrogen suy giảm nên quá trình chuyển hóa chất béo gặp vấn đề, cholesterol xấu và triglycerid trong máu của nữ giới tăng cao, nguy cơ máu nhiễm mỡ và xơ vữa động mạch.

Yếu tố di truyền

Các nghiên cứu đã chứng minh, những người trong gia đình có bố mẹ, anh chị em hoặc ông bà bị máu nhiễm mỡ thì nguy cơ mắc bệnh cũng cao hơn.

Do bệnh lý khác

Người mắc bệnh lý rối loạn hoạt động tuyến giáp, tiểu đường,… cũng có nguy cơ mỡ trong máu tăng cao hơn người bình thường.

Rối loại mỡ máu có hại như thế nào?

Có khá nhiều yếu tố ảnh hưởng đến hàm lượng cholesterol trong máu. Nhiều nghiên cứu về RLMM trên thế giới cho biết, khi cholesterol toàn phần tăng cao hơn 240mg% thì nguy cơ bị bệnh mạch vành tim tăng 2 3 lần. Cholesterol xấu (LDL-C) trong máu tăng cao thì nguy cơ bị nhồi máu cơ tim. Cholesterol tốt (HDL-C) trong máu nếu giảm thấp cũng tăng nguy cơ tai biến mạch máu và xơ vữa động mạch. Còn triglycerid tăng cao nhất là ở bệnh nhân bị đái tháo đường, nguy cơ xơ vữa động mạch cũng cao hơn.

Nếu cholesterol xấu cao, nhưng cholesterol tốt cũng cao thì ít lo ngại hơn là cholesterol xấu cao mà cholesterol tốt lại thấp. Bệnh RLMM không gây tác hại tức thời nhưng tác hại về lâu dài thì rất nguy hiểm. Y học đã chứng minh được rằng, giải quyết tốt vấn đề RLTM là cần thiết để hạn chế tai biến động mạch vành, mạch máu não và giảm tỷ lệ tử vong do biến chứng mạch máu.

Xem thêm:  Có mấy loại sâm cau? Sâm cau nào là tốt nhất?

5 cách giảm mỡ máu không dùng thuốc hiệu quả

Hạt yến mạch

Hạt yến mạch được mệnh danh là “nữ hoàng ngũ cốc” với hàm lượng chất xơ cao; đầy đủ vitamin và không có cholesterol.

Ngoài ra, trong ngũ cốc có chứa Beta Glucan – một chất xơ hòa tan. Chất này có tác dụng làm chậm quá trình hấp thụ cholesterol và carbohydrate. Đồng thời giúp cho máu trong cơ thể lưu thông được liền mạch.

Mức năng lượng mà yến mạch cung cấp là khá cao (389 kcal/100 g). Người bị mỡ máu không nên sử dụng quá nhiều.

Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên mức tiêu thụ 20 đến 35 gram chất xơ là phù hợp. Hoặc ít nhất 5 – 10 gram chất xơ hòa tan trong hạt yến mạch mỗi ngày.

Hạt lạc (đậu phộng)

Trong lạc chứa hàm lượng sterol thực vật là “kẻ thù” của cholesterol. Lạc giảm thiểu cholesterol dung nạp và không cho cơ thể hấp thụ.

Mặc dù lạc chứa tới 48% chất béo nhưng đa phần là axit béo không bão hòa. Thực phẩm này giúp người có nguy cơ mắc bệnh tim và bệnh mạch vành giảm bớt cholesterol, sau đó phân giải thành chất thải bài tiết ra bên ngoài.

Rau diếp cá

Rau diếp cá là thực phẩm có nhiều xenlulo hạ mỡ trong máu. Xenlulo là chất tạo cảm giác no bụng, giảm bớt hấp thu thức ăn vào cơ thể và loại bỏ cặn bã trong ruột ra bên ngoài, do đó, nó khử mỡ, hạ đường, phòng ngừa chứng u ở ruột. Thường xuyên ăn rau diếp cá có thể dự phòng cao huyết áp, mỡ cao trong máu.

Cá hồi

Cá hồi luôn nằm trong top đầu danh sách món ăn tốt cho đường máu và tim mạch. Trong cá hồi chỉ có 20mg cholesterol và chứa lượng lớn axit Omega 3 béo không bão hòa. Các chất này đều có tác dụng giảm 2 chỉ số cholesterol xấu và triglyceride. 2 chỉ số quan trọng gây nên các bệnh tim mạch và mỡ máu cao.

Ngoài ra, việc ăn cá hồi còn giúp mạch máu tăng độ đàn hồi, dẻo dai hơn, nhất là người đang điều trị máu nhiễm mỡ.

Xem thêm:  Tác dụng tuyệt vời của Sâm Ngọc Linh ngâm mật ong

Hồng sâm

Thành phần chủ yếu của hồng sâm là hoạt chất Saponin (13 ginsenosides khác nhau), có tác dụng làm giảm hàm lượng cholesterol toàn phần, triglycerid, acid béo chưa ester và làm tăng hàm lượng HDL – cholesterol có lợi cho việc cân bằng các chỉ số trong bệnh cao mỡ máu. Ngoài ra, hàm lượng saponin chất lượng cao trong hồng sâm còn làm giảm sự hình thành các mảng xơ vữa động mạch do chế độ ăn giàu cholesterol dựa vào các cơ chế chủ yếu như:

  • Hoạt hóa thụ thể gắn kết LDH – cholesterol
  • Giảm sự tái hấp thu acid cholic của ruột non
  • Kích hoạt sự chuyển dạng sinh học acid cholic thành acid cholic dự trữ trong gan
  • Tăng đào thải cholesterol

Để đạt được mức triglyceride và cholesterol lý tưởng là một cuộc chiến khó khăn. Nếu áp dụng các loại thực phẩm giảm mỡ máu trên, bạn sẽ có cơ thể hoàn toàn khỏe mạnh mà không cần dùng thuốc.