Cây cát sâm và các bài thuốc chữa bệnh hiệu quả

Thảo dược này có nhiều công dụng khác nhau như giải nhiệt, chữa ho có đờm, mệt mỏi,… và đặc biệt bồi bổ cơ thể rất tốt. Vậy cây cát sâm là loại thảo dược gì, có tác dụng gì? Bài viết này sẽ chia sẻ cho các bạn những thông tin hữu ích!

Cây cát sâm là cây gì?

Lý giải về cái tên “cát sâm”, trong sách “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam có ghi chép như sau:
“Cát có nghĩa là sắn, vì hình dáng của củ giống củ sắn, vị thuốc giống củ sắn, lại có công dụng bổ dưỡng như sâm, nên được gọi tên là cát sâm”.

Đặc biệt mỗi vùng miền khác nhau lại có các tên gọi khác nhau cho vị thuốc này, hiện nay trong dân gian có rất nhiều tên gọi cho thảo dược này.

  • Tên vị thuốc: Cát sâm
  • Tên gọi khác: Sâm nam, Sâm chèo mèo, Sâm trâu, Sâm chuột, Sâm sắn, Nam sâm, Cát muộn, Sơn liên ngẫu, Ngưu đại lực, Đại lực thự, Kim chung, Đảo điếu kim chung, Độc cước lập, Hang chởn (tiếng Tày).
  • Tên khoa học: Millettia Speciosa Champ ex Benth và Callerya Speciosa Champ ex Benth Schot.
  • Thuộc họ: Đậu Fabaceae.

Đặc điểm của cây cát sâm

Cây cát sâm là cây thân gỗ, kích thước trung bình, có cành mọc vươn dài có thể lên đến hàng mét, rễ phình to thành củ sâu dưới đất. Các cành cây non phủ lông mềm màu trắng như nhung, lúc trưởng thành dần đổi sang màu nâu và nhẵn.

Lá thuộc dạng lá kép, cuống phủ lông dày màu trắng. Lá chét hình mũi mác, thuôn dài hoặc bầu dục, mặt trên màu xanh lục sẫm màu, mặt dưới màu trắng phủ lông dày, gân lá tạo thành mạng lá rất rõ.

Mùa hoa vào tháng 7 đến tháng 9, mọc thành cụm to dài 10 – 25cm, có màu trắng ngà, đài hoa có răng tam giác phủ lông, tràng hoa nhãn, bộ nhuỵ 2 bó và bầu có lông. Cây ra quả vào tháng 10 đến 12, hình dẹt có lông mềm, mỗi quả có 4 – 5 hạt vỏ dày màu đen. Hình dáng bên ngoài rất giống với các loại đậu thường gặp.

Xem thêm:  Rượu Sâm Ngọc Linh Atuagin (Chai bầu 750ml): Tận hưởng hương vị tuyệt vời của Sâm Ngọc Linh

Thành phần hoá học của cây cát sâm

Theo nhiều nghiên cứu chứng minh trong cây cát sâm chứa rất nhiều thành phần, dưỡng chất rất tốt cho sức khỏe giúp thanh nhiệt, mát gan, giải độc và tăng cường sức khỏe.

Trong đó phải kể đến như: Ancaloit, Axit docosanoic, Etracosane, Maackiain, Pedunculoid, β-sitosterol, Axit hexacosanoic, Axit Rotundic,….

Phân bổ địa lý cây cát sâm ở Việt Nam

Cây cát sâm được tìm thấy nhiều nhất ở những tỉnh thành vùng núi phía Bắc của Việt Nam. Tuy nhiên loại cây này thích nghi với điều kiện nhiệt độ ánh sáng và khí hậu của nhiều nơi khác nhau.

Những chỗ có ánh nắng nhiều đều có thể trồng và phát triển loại dược liệu này. Cụ thể như: Quảng Ninh, Lạng Sơn, Sơn La, Thái Nguyên, Tuyên Quang,…

Trước đây chúng được mọc hoang khá nhiều, nhưng hiện nay đã có những vùng trồng dược liệu chuyên về cây này để nhằm mục đích làm thuốc và phân phối đến người tiêu dùng.

Các bài thuốc chữa bệnh bằng cây cát sâm

Như đã nói cát sâm là một vị thuốc quen thuộc trong những bài thuốc Đông y để chữa nhiều chứng bệnh khác nhau. Dưới đây là một số bài thuốc được kê và ứng dụng nhiều nhất trong cuộc sống hiện nay:

Bài thuốc giúp thanh nhiệt, mát cơ thể

Thói quen lối sống hằng ngày, những thực phẩm mà chúng ta bổ sung chính là nguyên nhân gây nên tình trạng nóng trong, mệt mỏi, nhức nhối.

Để giải quyết được tình trạng này, bạn có thể áp dụng bài thuốc sắc từ cây cát sâm để đào thảo độc tố ra ngoài, giảm tình trạng nóng trong từ đó giúp thanh nhiệt, mát cơ thể.

  • Chuẩn bị khoảng 20 – 30g củ cát sâm, không nhất thiết chọn củ quá to, rửa sạch và cho vào ấm.
  • Đổ vào ấm thêm 1 lít nước và đun trên lửa vừa không quá lớn.
  • Đến khi còn khoảng 50% nước thì dừng lại và chắt ra bình.
  • Chia nước thành 3 lần để uống trong ngày.
  • Uống liên tục trong 2 -3 ngày bạn sẽ thấy những hiệu quả tích cực trong cơ thể.
Xem thêm:  Cách rửa sâm Đương Quy và sơ chế hiệu quả

Bài thuốc chữa ho khan, ho có đờm, ho dai dẳng

Bệnh ho khan, sốt, cảm sốt là những chứng bệnh thường gặp nhất trong cuộc sống, do nhiều nguyên nhân khác nhau từ thay đổi thời tiết, tác nhân môi trường,… Nếu gặp tình trạng này, bạn có thể áp dụng bài thuốc dưới đây từ cây cát sâm để nhanh khỏe mạnh trở lại.

  • Chuẩn bị: Cát sâm, mạch môn, thiên môn, và vỏ rễ cây dâu. Mỗi loại hàm lượng từ 8 – 12g là đủ
  • Các vị thuốc này cần được mang đi rửa qua một lần với nước lạnh và cho vào trong ấm sắc thuốc.
  • Đổ vào đó 5 bát nước và sắc trên lửa nhỏ.
  • Lượng nước sắc trong ấm đến khi còn khoảng 1 bát thì dừng là và chắt ra bát để dùng
  • Mỗi thang như vậy bạn sắc làm 2 lần để uống và sáng tối. Bạn sẽ thấy sức khỏe tiến triển tốt hơn.
  • Với những người dùng để chữa chứng ho cần dùng liên tục từ 5 – 7 ngày để thấy hiệu quả nhất.

Bài thuốc chữa cảm mạo, hạ sốt nhanh

Tình trạng cảm sốt kéo dài nhiều ngày còn dẫn đến mất nước, người mệt mỏi đau nhức, ho sổ mũi. Những bước đơn giản dưới đây từ cây cát sâm sẽ giúp bạn nhanh chóng thuyên giảm tình trạng.

  • Chuẩn bị cát sâm thêm một ít cát căn và cam thảo 10g.
  • Rửa sạch các vị thuốc qua một lần nước nước lạnh để loại bỏ bụi bẩn bám xung quanh.
  • Cho các vị thuốc này vào ấm và sắc cùng 400ml nước.
  • Sắc trên lửa thật nhỏ đến khi cô cạn lại còn ½ nước thì dừng lại.
  • Uống nước thuốc sắc được ngay khi còn ấm.
  • Mỗi thang như vậy bạn sắc làm 3 lần uống trong ngày sáng – chiều – tối để thấy những tác dụng tuyệt vời lên cơ thể.
Xem thêm:  Sữa rửa mặt Nghệ - Nhân sâm Mela: Khi thảo dược tự nhiên nâng tầm vẻ đẹp Việt

Bài thuốc lợi tiểu hiệu quả

Những người bị bí tiểu, tiểu rắt, tiểu tiện khó do tình trạng nóng trong người, kèm theo nhiều triệu chứng đau nhức xương khớp cũng có thể áp dụng bài thuốc từ củ cát sâm. Các bước đơn giản để thực hiện bài thuốc sau:

  • Chuẩn bị khoảng 30g cát sâm còn nguyên củ, mang đi rửa thật sạch và để ráo.
  • Thái củ thành từng lát mỏng nhúng vào bát mật ong nguyên chất, ngâm trong đó khoảng 15 phút.
  • Cho cát sâm được tẩm mật vào ấm sắc, cho thêm khoảng 300ml nước vào chảo và đảo đến khi còn ½ nước so với ban đầu thì chắt ra bát.
  • Chia phần nước thu được thành 2 lần và uống trong ngày. Kiên trì uống từ 2 – 3 ngày liên tục, tình trạng sẽ khỏi hẳn.

Bài thuốc chữa kém ăn cho trẻ nhỏ

Bài thuốc này đặc biệt an toàn dùng được cho trẻ nhỏ và người lớn có biểu hiện kém ăn, ăn không ngon miệng, khó hấp thụ dinh dưỡng. Mỗi ngày bạn chỉ cần:

  • Dùng cát sâm thái thành từng lát mỏng, ngâm trong nước gừng tươi nguyên chất được chiết xuất khoảng 15 – 30 phút.
  • Cho cát sâm lên chảo và đảo đều, sao vàng hạ thổ.
  • Cho cát sâm đã sao vàng trong ấm cùng 400ml nước và sắc trên lửa nhỏ trong 2 giờ.
  • Chắt phần nước cốt đã thu được ra bát và uống khi còn ấm.
  • Mỗi ngày dùng từ 1 – 2 lần, liên tục trong 2 tuần, tình trạng kém ăn sẽ giảm dần, người bệnh sẽ thấy ăn ngon miệng và hấp thụ dinh dưỡng tốt hơn.

Trên đây là những thông tin bổ ích về cát sâm – một loại dược liệu với nhiều công dụng được sử dụng rất phổ biến cũng như các bài thuốc chữa bệnh từ nó. Chúc các bạn áp dụng thành công!