Sâm cau là vị thuốc khá phổ biến trong Đông y từ lâu đời. Sâm cau được biết đến với các những tác động tích cực đến việc cải thiện sức khỏe. Đặc biệt đối với sức khỏe của nam giới nếu được chế biến và sử dụng đúng cách. Bài viết này sẽ hướng dẫn các bạn cách ngâm rượu sâm cau, một trong những cách sử dụng sâm cau hiệu quả nhất.
Sâm cau là gì?
Theo nghiên cứu của TS. Bùi Thị Minh Giang (Viện Công nghệ sinh học và Công nghệ thực phẩm, ĐH Bách khoa Hà Nội) năm 2006 có khẳng định:
“Sâm cau hay Tiên mao là loài có khả năng “tăng cường bản lĩnh phái mạnh” tốt nhất và cao hơn 1,5 lần các loài có tác dụng tương tự. Nghiên cứu với liều 100mg/kg thì thấy khả năng kích thích mạnh của Sâm cau thể hiện qua các chỉ số như: khả năng cương cứng tăng, hiệu quả chất lượng tăng, tần số tăng, khoảng thời gian giữa các lần cũng ngắn lại. Ngoài ra, các thông số về khối lượng cơ quan sinh sản, sự sinh tinh đều cho thấy sự tăng rõ rệt (~150%).”
Một trong những cách chế biến sâm cau phổ biến là ngâm rượu. Vậy cách ngâm rượu sâm cau như thế nào? Rượu sâm cau ngâm chung với gì để giữ nguyên được những lợi ích dược tính vốn có của nó? Bài viết này sẽ giúp Quý vị có những kiến thức chính xác để có một bình sâm cau ngâm rượu đúng chuẩn nhất.
Cách ngâm rượu sâm cau và những lưu ý quan trọng
1. Chọn bộ phận dùng để ngâm rượu sâm cau
Có 2 loại sâm cau mà Quý vị có thể dùng để ngâm rượu, gồm sâm cau đen và sâm cau đỏ dựa vào màu sắc bên ngoài đặc trưng của chúng, còn bên trong thịt củ như củ sắn màu trắng.
Chú ý: Chúng ta có thể bắt gặp nhiều sản phẩm sâm cau đỏ trên thị trường hơn. Nhiều nhận định cho rằng sâm cau đỏ bản chất không phải là sâm mà là rễ cây bông hồng, không có nhiều công dụng như sâm cau đen.
Tuy nhiên, bài viết này sẽ hướng dẫn cách ngâm rượu sâm cau nói chung.
Bộ phận dùng làm ngâm rượu sâm cau gồm có thân, rễ. Để có thể sử dụng được những bộ phận này, sau khi thu hái, quý vị mang về gọt bỏ vỏ ngoài, rửa sạch, ngâm nước vo gạo một đêm để khử độc rồi phơi hoặc sấy khô. Tiếp đó mới tiến hành ngâm sâm cau.
2. Ngâm rượu sâm cau cần chuẩn bị những gì?
Để có một bình sâm cau ngâm rượu đúng chuẩn, quý vị nên chuẩn bị những công đoạn sau:
- Chọn bình ngâm sâm cau: Bình thủy tinh, bình sứ hoặc bình nhựa( tốt nhất là bình thủy tinh to 10-15l, hoặc bình sành sẽ tốt hơn tăng hương vị thơm ngon của rượu).
- Chọn sâm cau: chọn những củ dài và to
- Chọn rượu ngâm sâm cau: nên chọn rượu có nồng độ khoảng 40 – 45 độ
3. Cách chế biến sâm cau để khử độc tố trước khi tiến hành ngâm rượu sâm cau
Vì củ sâm cau có tính độc nhẹ nên yêu cầu bắt buộc là phải chế biến sâm cau khử độc tố. Khi đã chế biến và khử độc tố, quý vị hoàn toàn có thể yên tâm sử dụng mà không lo tác dụng phụ hoặc xấu đến sức khỏe.
Để khử độc tố trong sâm cau, sâm cau tươi mua về dùng bàn chải đánh răng rửa lại cho thật sạch đất cát, ngâm trong nước 30 phút cho thật sạch rồi rửa lại lần nữa, để ráo.
4. Cách ngâm rượu sâm cau gúp “tăng cường bản lĩnh phái mạnh”
Theo cơ sở nghiên cứu y học cổ truyền, có 2 cách ngâm sâm cau, gồm:
Cách 1:
+ Ngâm qua nước vo gạo nhiều lần, cụ thể ngâm sâm cau với nước vo gạo 3 lần. Lần 1 và lần 2 ngâm khoảng 30 phút đến 1 tiếng. Lần cuối cùng ngâm qua đêm (khoảng từ 8 tiếng đến 10 tiếng). Sau khi đã ngâm qua đêm thì đem tráng qua một lượt rượu (dùng chính loại rượu mà sẽ dùng để ngâm, không dùng loại rượu khác để tráng)
+Để ráo nước rồi xếp vào bình đã chuẩn bị ở trên theo tỉ lệ 1 kg sâm cau tươi và 3 lít rượu nồng độ khoảng 40-45 độ.
+Đậy nắp kín trong khoảng 1 tháng là có thể sử dụng được
Lưu ý: khi ngâm sâm cau tươi cần chọn loại rượu mạnh, bởi sâm tươi có chứa nhiều nước, nếu rượu nhẹ sâm rất dễ bị thối.
Cách 2: Cửu chưng cửu sái tức là đồ hay hấp rồi phơi khô làm đi làm lại 9 lần rồi vùi vào trong đường cát để bảo quản (đây là cách làm sâm cau ngâm rượu hay, bảo quản được lâu, quy trình dễ dàng nhưng rất tốn công sức). Sau đó chuẩn bị sâm và rượu nồng độ khoảng 40-45 độ và thường tỉ lệ 1:4 hay 1:5( 1kg ứng với 4 hay 5 lít rượu)
5. Một số cách ngâm rượu sâm cau khác
Sâm cau có thể ngâm riêng hoặc ngâm chung với các vị thuốc khác trong rượu tùy theo mục đích sử dụng, chẳng hạn như:
- Chữa phong thấp, đau lưng, thần kinh suy nhược: sâm cau 50g thái mỏng, sao vàng, ngâm với 650ml rượu trắng, sau 7 ngày có thể dùng được. Uống mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 1 chén nhỏ chừng 25-30ml.
- Chữa thận dương suy yếu, liệt dương, suy tinh: sâm cau, dâm dương hoắc, ngũ gia bì, mỗi vị 125g, nhãn (bỏ hạt) 100 quả. Tất cả thái nhỏ, ngâm với 1-2 lít rượu trắng trong 20 ngày. Ngày uống 2 lần , mỗi lần 20-30ml.
Liều lượng dùng sâm cau ngâm rượu đúng chuẩn:
- Người dùng nên uống 1 ly rượu nhỏ vào mỗi bữa ăn( 2 lần/ ngày) và tùy thuộc vào tình trạng bệnh lý hiện tại. Không được lạm dụng rượu sâm cau.
- Vì sâm cau là 1 vị thuốc nên cần phải tham khảo ý kiến BS có chuyên môn, dùng đúng liều lượng tùy theo tình trạng từng người và các bệnh lý đi kèm.
6. Một số lưu ý và kiêng kỵ khi dùng sâm cau ngâm rượu
- Sâm cau nếu dùng liều cao trong thời gian dài sẽ gây cường dương mạnh, dẫn tới hao tổn tinh lực.
- Những người có thể trạng âm hư hỏa vượng (người gầy, da khô, lòng bàn tay bàn chân ấm, thường sốt nhẹ vào buổi chiều, ra mồ hôi trộm, đại tiện táo, tiểu tiện vàng đỏ, nóng bứt rứt trong người, phiền muộn…) nên kiêng dùng.
Sâm cau ngâm chung với sâm Ngọc Linh được không?
Sâm cau và sâm Ngọc Linh là hai loại thảo dược có giá trị chênh lệch nhau rất lớn; trong khi sâm Ngọc Linh là loại thảo dược thượng hạng được mệnh danh là “quốc bảo” Việt Nam, thì sâm cau được biết đến là một loại thảo dược bình dân hơn.
Cả hai loại rượu này đều tốt cho sức khỏe với những dược tính độc đáo. Tùy thuộc vào điều kiện về tài chính, quý vị có thể lựa chọn cho mình loại rượu sâm phù hợp. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu nào đề cập đến việc ngâm chung hai loại sâm này với nhau, do vậy, để an toàn, quý vị nên ngâm riêng rẽ từng loại. các sản phẩm rượu sâm Ngọc Linh – một đơn vị có vườn trồng sâm trên núi Ngọc Linh đã được nhà nước cấp phép đủ điều kiện về khí hậu, thổ nhưỡng để đảm bảo sâm củ to, hàm lượng dược tính cao, tốt cho sức khỏe người dùng.