Gà hầm ngải cứu tốt như thế nào? Công thức gà tần ngải cứu không bị đắng

Gà hầm ngải cứu (gà tần ngải cứu) là món ăn truyền thống giúp bồi bổ sức khỏe. Với sự kết hợp với những loại nguyên liệu tốt cho sức khỏe như thuốc bắc, hạt sen, đậu đen hoặc táo đỏ, gà hầm ngải cứu sẽ là món ăn tốt cho sức khỏe của cả gia đình.

Bài viết này sẽ mang đến cho bạn những thông tin về tác dụng của gà hầm ngải cứu đối với sức khỏe. Ngoài ra, chúng ta cũng sẽ cùng gợi ý cách làm gà hầm ngải cứu thơm ngon bổ dưỡng.

Tác dụng của gà tần ngải cứu đối với sức khỏe

Gà tần cung cấp cho cơ thể nguồn protein và axit amin cần thiết để nuôi dưỡng cơ bắp và tăng cường sức đề kháng. Thịt gà còn chứa nhiều dưỡng chất khác như niacin, selen, kẽm, các loại vitamin B và khoáng chất khác.

Ngải cứu là loại thảo mộc có khả năng giúp giảm viêm, cải thiện tiêu hóa, tăng cường miễn dịch nhờ hàm lượng chất chống oxy hóa dồi dào. Khi kết hợp với ngải cứu, món gà tần ngải cứu có thể mang đến những lợi ích tiềm năng như:

  • Tăng cường hệ miễn dịch cho người có sức đề kháng kém.
  • Bổ máu, cung cấp nhiều vitamin, vi chất dinh dưỡng cho cơ thể.
  • Hỗ trợ tiêu hóa, giúp giảm triệu chứng đầy hơi, giảm co thắt ở ruột và dạ dày.
  • Hỗ trợ giảm đau bụng kinh nguyệt.
Xem thêm:  Tuyển tập 4 món ăn Giáng sinh hấp dẫn cho mùa lễ hội

Gà tần ngải cứu

Công thức gà hầm thuốc bắc ngải cứu

Khi kết hợp với các vị thuốc bắc, gà tần ngải cứu sẽ thêm phần vị thơm ngon, đậm đà, thịt gà mềm, ngấm đều vị của các loại thảo dược. Những nguyên liệu bạn cần chuẩn bị gồm có:

  • Gà ta nguyên con: 1 con
  • Ngải cứu tươi: 100g
  • Hạt sen: 150g
  • Kỷ tử khô: 20g
  • Gói thuốc bắc tần gà: 50g (táo đỏ, kỷ tử, đương quy, hoài sơn, đẳng sâm, cam thảo)

Sơ chế nguyên liệu để làm gà hầm ngải cứu

Để món gà tần ngải cứu thuốc bắc thơm ngon và ngọt thanh hơn, bạn cần sơ chế gà đúng cách. Bạn hãy thực hiện theo những bước sau:

  • Thịt gà rửa sạch với hỗn hợp muối và giấm ăn pha loãng.
  • Rửa sạch lại với nước sạch, để ráo nước.
  • Đập dập một nhánh gừng nhỏ, chà xát thịt gà với gừng để khử mùi hôi.

Gà hầm thuốc bắc ngải cứu

Đối với những nguyên liệu còn lại, bạn sơ chế như sau:

  • Ngải cứu chọn phần ngọn và lá non. Ngâm lá ngải cứu trong nước muối pha loãng trong khoảng 10 phút, sau đó rửa lại với nước sạch. Cuối cùng, thái ngải cứu thành những đoạn nhỏ vừa ăn.
  • Kỷ tử khô và hạt sen rửa sạch để loại bỏ bụi bẩn, ngâm trong nước sạch 10 phút, để ráo nước.

Cách hầm gà ngải cứu thuốc bắc

  1. Cho hạt sen và một ít ngải cứu vào bụng gà đã làm sạch.
  2. Cho ngải cứu vào đáy nồi, sau đó đặt gà nguyên con lên trên.
  3. Tiếp tục cho phần thuốc bắc, hạt sen, kỷ tử vào nồi.
  4. Cho 1 lít nước lọc vào nồi và hầm ở lửa nhỏ trong 30-40 phút.
  5. Trong khi nước sôi, bạn nhớ vớt bỏ váng bọt để nước hầm gà trong và ngọt thanh hơn. Khi gà đã chín mềm bạn nêm nếm cho vừa ăn.
Xem thêm:  Hỏi đáp Bác sĩ: Bị vết thương hở có nên ăn cá không?

Cách hầm gà ngải cứu thuốc bắc

Gợi ý các món gà hầm ngải cứu thơm ngon

Với công thức trên, bạn có thể linh hoạt kết hợp thêm những nguyên liệu bổ dưỡng khác để món gà hầm ngải cứu có thêm nhiều hương vị mới lạ hơn. Sau đây là một số gợi ý các món gà tần ngải cứu hấp dẫn:

  • Gà tần ngải cứu và táo đỏ
  • Gà tần ngải cứu và đậu đen
  • Gà tần ngải cứu và gạo nếp than

Hy vọng bài viết đã mang đến cho bạn những thông tin hữu ích về món gà hầm ngải cứu. Với cách làm gà hầm ngải cứu đơn giản, bạn có thể trổ tài chiêu đãi gia đình món canh bồi bổ sức khỏe giàu dinh dưỡng và thơm ngon.

Blog về Sâm Ngọc Linh và các thực phẩm, sức khỏe