Cây nam sâm (sâm nam) là một vị thuốc quý, có tác dụng tăng lực, chống lạnh, kích thích thần kinh,… Vì vậy, cây thuốc này đã được sử dụng trong nhiều bài thuốc Y Học Cổ Truyền để bồi bổ sức khỏe, điều trị nhiều bệnh lý khác nhau.
Đặc điểm của cây sâm nam
Sâm nam hay còn gọi là sâm đất, là loại cây nguồn gốc xuất xứ từ Trung Mỹ, du nhập sang Việt Nam vào khoảng những năm 1909, cây chủ yếu là mọc thành cây hoang, phát triển tự nhiên. Đây là loài cây mọc hoang được tìm thấy ở nhiều tỉnh thành của nước ta, đặc biệt là ở các tỉnh miền núi.
Cây sâm nam có củ tròn, dài khoảng 3cm, với thân mọc trên mặt đất cao khoảng 50 cm, hoa to màu lam tím đẹp. Rễ cây to mập, thân được phân thành nhiều nhánh có màu đỏ. Sâm nam mọc hoang ở nhiều nơi đặc biệt là ở các tỉnh miền núi. Cây sâm nam thường được biết đến với hai nhóm công dụng chính là làm thức ăn và làm thuốc.
Vì lá cây sâm đất có vị hơi đắng, cay; tính lạnh, có ít độc nên khi dùng với liều lượng cao có thể gây nôn mửa và ra nhiều mồ hôi nên bạn hạn chế ăn lá. Lá cây mọc so le, hình trái xoan thuôn hay hình trứng ngược, thót lại ở gốc thành cuống rất ngắn, phiến lá dày, hơi mập, bóng cả hai mặt, mép lá hầu như lượn sóng. Hoa nhỏ, màu hồng, xếp thành chùm thưa ở ngọn thân và các nhánh, dài khoảng 30cm. Quả nhỏ, khi chín có màu đỏ nâu hay xám tro. Hạt rất nhỏ, dẹt, màu đen nhánh. Cây sâm đất ra hoa vào tháng 6-7, có quả vào tháng 9-10.
Sâm nam thường mọc đứng với phần thân nhẵn và phân thành nhiều nhánh. Đặc điểm nổi bật loài cây này đó là hoa của chúng có màu hồng tím, mọc thành từng chùm nhỏ đẹp mắt. Quả sâm đất nhỏ, khi chín có màu sẫm như quả của cây rau mùng tơi.
Công dụng chữa bệnh của cây sâm nam
- Sâm đất không những thanh nhiệt, giải độc mà còn có tác dụng trị liệu, như trong chứng viêm khớp có khả năng giảm viêm sưng và giảm đau hiệu quả.
- Điều trị các chứng bệnh trong hệ tiêu hóa như: giảm trừ gaz trong hệ tiêu hóa, tăng khẩu vị,giảm đau bụng.Sâm nam đồng thời cũng giảm táo bón.
- Ngoài ra sâm nam còn giúp giãm cơn ho và suyễn.
- Sâm nam còn có tác dụng tăng cường chức năng sinh lí ở nam giới.
- Những bệnh về da như ghẻ, giun sán sâm nam cũng đem lại rất hiệu quả.
- Sâm nam giúp lợi tiểu, hỗ trợ điều trị chứng bệnh sạn thận, u nang (cystis)và viêm thận.
- Các thành phần có trong sâm nam giúp bảo vệ gan, giải độc gan.
- Sử dung sâm nam thường xuyên có thể kích thích tẩy sạch ống, túi mật và tất cả những sự rối loạn gan.
- Sâm nam còn có thể hỗ trợ điều trị chứng rong kinh ở phụ nữ, làm chậm quá trình lão hóa của cơ thể, tăng cường hệ thống miễn dịch giúp cơ thể chống lại bệnh tật.
Một số loại sâm nam phổ biến
Hoàng Sin Cô
Hoàng Sin Cô Còn được gọi là củ sâm đất, khoai sâm…, có màu vàng nhạt, lá sâm đất hình trái xoan hoặc hình trứng ngọc, mọc so le với nhau. Chiều dài của là từ 5 – 7 cm, rộng từ 2 – 4 cm.
Cây sâm đất chín mọng, bên trong có hạt màu đen nhánh, dẹt và nhỏ.
Sâm Ngọc Linh
Sâm Ngọc Linh được mệnh danh là nhân sâm của Việt Nam và được trồng chủ yếu tại miền Trung – Trung Bộ của nước ta. Đây là cây dạng cây thân thảo, sống lâu năm. Nó cao khoảng 40 – 100 cm. Nó có những công dụng như:
- Trong sâm Ngọc Linh có chất chống oxy hóa làm giảm quá trình lão hóa giúp da đẹp hơn, tóc mượt hơn.
- Majonoside – R2 trong nhân sâm có khả năng phục hồi chức năng bị stress, chống trầm cảm, giảm suy nhược hệ thần kinh. Ngoài ra nó còn tăng cường sinh lực của nam và nữ.
Sâm Cau Rừng (Tiêm Mao)
Đây là một loại cỏ mọc hoang, nó cao khoảng 25 – 30cm. Sâm cau rừng được tìm thấy chủ yếu ở miền núi Tây Bắc như Tuyên Quang, Cao Bằng,…Sâm cau rừng có những công dụng như:
- Chất saponin tăng cường hệ miễn dịch, giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư.
- Phytosterol có trong sâm cau rừng hỗ trợ giảm cholesterol xấu trong máu.
- Trong sâm cau rừng có axit béo giúp tăng cường sức khỏe não bộ và tâm trạng. Ngoài ra nó còn hỗ trợ điều trị một số bệnh lý.
- Các chất steroid có vai trò như các hormone nội tiết tố giúp hỗ trợ tăng cường khả năng sinh lý cho phái mạnh.
Sâm Quy Đá (Sâm Đá Trắng)
Đây là một trong những loại cây thuốc quý thuộc họ Hoa Tán. Sâm quy đá có chiều dài khoảng 3 – 12cm. Nó được mọc thành cụm và phân bổ khá gần nhau. Loại sâm này thường được tìm thấy ở dãy Hoàng Liên Sơn. Đặc biệt sâm quy đá ở Sapa hay Hà Giang được cho là những loại sâm quý nhất. Nó giúp hỗ trợ điều trị suy nhược cơ thể, thiếu máu, tốt cho người mắc bệnh huyết áp,…
Sâm Đương Quy (Nhân sâm dành cho phụ nữ)
Đây là loại cây thân thảo có nguồn gốc từ Trung Quốc. Nó cao khoảng 40 – 80cm. Và thường sống ở độ cao từ 2000 – 3000m với khí hậu ẩm mát. Ở Việt Nam Sâm Đương Quy thường được trồng ở các tỉnh Tây Bắc như Lào Cai, Hòa Bình, Lai Châu,… Một số công dụng của Sâm Đương Quy có thể kể đến như:
- Có chứa nhiều loại vitamin tốt cho sức khỏe. Ligustilide trong sâm đương quy có tác dụng hạ huyết áp.
- Đóng vai trò làm “thuốc” kháng khuẩn chữa co thắt cơ, đau bụng, viêm phế quản, viêm họng, viêm amidan,..
Đinh Lăng nếp nhỏ
Có hình dáng nhỏ, có chiều cao khoảng 1-2 mét. Dáng lá kép hình lông chim, thường mọc so le với nhau viền có răng cưa nhỏ. Loại cây này thường được trồng nhiều tại các tỉnh phía Nam của Trung Quốc cũng như các tỉnh thành miền núi, trung du phía Bắc Việt Nam gồm: Lào Cai, Yên Bái, Bắc Giang,….
Đinh lăng nếp nhỏ còn có một số công dụng như:
- Chứa các axit amin tốt cho sức khỏe.
- Bên cạnh đó đinh lăng nếp nhỏ còn chữa xương khớp hoặc bệnh gout.
- Giúp cho các mẹ bầu đang bị tắc sữa hoặc không có sữa về.
Hy vọng qua bài viết này, các bạn đã biết thêm những đặc điểm, công dụng và các loại cây sâm nam phổ biến.