Người cao huyết áp có uống được sâm không?

Nhân sâm rất quý và bổ nhưng không phải ai cũng biết cách sử dụng đúng cách, đúng liều và đúng bệnh. Cụ thể người cao huyết áp có uống được sâm không là vấn đề mà nhiều người thắc mắc.
Từ xa xưa, nhân sâm đã được xem là “thần dược” quý hiếm đối với con người. Nó giúp bồi bổ sức khỏe, nâng cao sinh lực, chăm sóc sắc đẹp, hỗ trợ ngăn ngừa và điều trị nhiều bệnh tật khác nhau. Tuy nhiên, việc sử dụng nhân sâm cần phải đúng cách, đúng liều lượng và đúng đối tượng mới có thể phát huy được công dụng của nó. Vậy người cao huyết áp có uống được sâm hay không? Nếu dùng thì cần lưu ý những gì? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Những công dụng của nhân sâm bạn không nên bỏ qua

Trước khi giải đáp câu hỏi người cao huyết áp có uống được sâm không, chúng ta cần tìm hiểu những công dụng của nhân sâm với sức khỏe con người. Theo y học cổ truyền, nhân sâm có vị ngọt, tính hàn, rất tốt cho các cơ quan nội tạng của cơ thể. Tùy vào loại nhân sâm mọc ở từng khu vực hay cách sử dụng khác nhau mà nhân sâm mang lại tác dụng không giống nhau. Thế nhưng hầu hết các loại nhân sâm đều mang lại những công dụng phổ biến sau đây:

  • Bồi bổ sức khỏe, nâng cao sinh lực.
  • Bồi dưỡng trí não, giúp tinh thần minh mẫn.
  • Giảm lo âu, chống trầm cảm.
  • Giảm cholesterol, ổn định đường huyết.
  • Bảo vệ tế bào gan, thận, tăng cường lưu thông máu.
  • Chống gốc tự do, giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư.
  • Hỗ trợ điều trị rối loạn cương dương, tốt cho sinh lý nam.
  • Hỗ trợ điều trị các bệnh thiếu máu, viêm dạ dạy, hen suyễn, bệnh về hô hấp…
Xem thêm:  Hướng dẫn ngâm rượu đông trùng hạ thảo ngay tại nhà

Người cao huyết áp có uống được sâm không?

Có quan điểm cho rằng những người cao huyết áp không nên dùng nhân sâm vì sẽ khiến tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Còn phần đông đều nhất trí rằng người cao huyết áp vẫn có thể dùng nhân sâm để điều hòa và ổn định huyết áp. Nhưng việc sử dụng nhân sâm cần phải đúng liều, đúng liệu trình và dạng sâm phù hợp (sâm tươi, sâm khô hay sâm đã bào chế…) vì những lý do sau đây:

Thứ nhất, như đã kể ở trên, nhân sâm có rất nhiều công dụng đối với sức khỏe con người. Những công dụng này đều trực tiếp hay gián tiếp mang lại hiệu quả tích cực cho người bệnh nói chung và người bị cao huyết áp nói riêng. Nhất là khả năng tăng cường tuần hoàn máu, giảm cholesterol xấu, giảm đường trong máu, ức chế ngưng tập tiểu cầu và phòng chống tình trạng xơ vữa động mạch, từ đó giúp điều hòa huyết áp hiệu quả và ngăn ngừa các biến chứng do cao huyết áp gây ra.

Thứ hai, nhân sâm cũng có khả năng làm giảm huyết áp nếu được sử dụng đúng cách. Trong thực tế đã có rất nhiều công trình nghiên cứu chứng minh điều này. Ví dụ như nghiên cứu của bác sĩ Yomamoto ở bệnh viện Nisse, Nhật Bản với 316 đối tượng, trong đó có 74 người cao huyết áp, 35 người huyết áp thấp và 207 người huyết áp bình thường. Những người này sử dụng hồng sâm 3-6g/ lần, 3 lần/ ngày, liên tục trong 2 tháng. Kết quả cho thấy, những người sử dụng đều có chỉ số huyết áp ổn định, giấc ngủ được cải thiện, tăng cường thể lực.

Xem thêm:  Cây sâm đất ngâm rượu - Tác dụng và cách ngâm

Như vậy, những ai băn khoăn người cao huyết áp có uống được sâm hay không thì câu trả lời là có. Nhưng để đảm bảo an toàn, bệnh nhân cần phải sử dụng đúng liều lượng, đúng loại sâm và đúng liệu trình.

Cao huyết áp có nên uống sâm? Những lưu ý khi sử dụng

Tuy là loại dược liệu quý hiếm, tốt cho sức khỏe nhưng đối với người cao huyết áp khi sử dụng cần phải lưu ý một số điểm sau:

  • Sử dụng nhân sâm với liều lượng vừa phải. Không nên lạm dụng, tự ý dùng quá liều vì có thể gây ra những tác dụng ngược.
  • Trước khi dùng sâm, người cao huyết áp nên tập thể dục hay tham gia các môn thể thao phù hợp để nâng cao thể lực trong khoảng 1 tháng.
  • Duy trì thói quen ăn nhạt, uống thêm sữa đầu nành và bổ sung các loại rau củ, hoa quả tươi trong bữa ăn.
  • Dùng sâm sau bữa ăn khoảng 15-20 phút để tăng cường hiệu quả.
  • Không nên dùng sâm gần với thời gian uống thuốc hạ huyết áp, thuốc tiểu đường vì có thể làm mất tác dụng của thuốc.
  • Không dùng sâm vào buổi tối vì dễ gây mất ngủ.
  • Thường xuyên theo dõi các chỉ số huyết áp và tuân thủ nghiêm túc các chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

Với những thông tin trong bài viết, chắc hẳn bạn đã có được câu trả lời cho câu hỏi “Người cao huyết áp có uống được sâm không?”. Người cao huyết áp vẫn có thể dùng được sâm nhưng phải đúng cách, đúng liều và có sự tư vấn của bác sĩ chuyên môn. Bên cạnh đó, người bệnh nên theo dõi huyết áp thường xuyên và lắng nghe cơ thể để kịp thời điều chỉnh và phát huy hiệu quả tốt nhất.

Xem thêm:  Giá sâm Ngọc Linh bao nhiêu tiền 1kg

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại nhân sâm khác nhau như sâm Triều Tiên, sâm Hàn Quốc, sâm Mỹ… và ở Việt Nam thì có sâm Ngọc Linh – một loại sâm quý giá được xem là “quốc bảo” của người Việt. Hơn nữa, các dạng nhân sâm cũng vô cùng phong phú như sâm tươi, sâm khô, sâm ngâm mật ong, sâm ngâm rượu…