Đan sâm có tác dụng gì?

Đan sâm là một vị thuốc khá quen thuộc trong đông y. Tuy nhiên không phải ai cũng biết đến đan sâm cung như các tác dụng của nó đối với sức khỏe của con người. Vậy đan sâm là gì? Đan sâm có tác dụng như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.

Cây đan sâm là gì?

Cây đan sâm có tên khoa học là Salvia Miltiorrhiza Bunge, là một loại cây thuộc họ bạc hà, được sử dụng làm vị thuốc trong đông y. Cây đan sâm vô cùng lành tính nên có thể được sử dụng hàng ngày như một thực phẩm chức năng.

Đặc điểm của cây đan sâm

Cây đan sâm là một loại cây sống lâu năm, chiều cao của cây trung bình từ 30-80cm. Thân cây đan sâm được phủ một lớp lông ngắn màu vàng nhạt. Rễ đan sâm dài hình trụ có đường kính khoảng 0,5-1,5cm và có màu đỏ nâu.

Nhận biết vị thuốc từ đan sâm khá đơn giản, chỉ cần quan sát thấy mặt ngoài có màu đỏ nâu, sờ thấy thô ráp và có vân nhãn dọc. Vỏ rễ của cây đan sâm già có màu nâu tía, thường bị bong ra. Phần gỗ bên trong màu vàng xám với bó mạch màu trắng vàng, xếp theo hướng xuyên tâm. Vị thuốc từ đan sâm có mùi nhẹ, vị hơi đắng và se. Cây đan sâm mọc hoa thành chùm ở đầu cành hoặc xen kẽ lá, mỗi chùm hoa dài 10-20cm.

Các chất có trong cây đan sâm

Theo kết quả nghiên cứu, trong đan sâm có chứa tới 49 quynon diterpenoid, 36 axit phenolic ưa nước, và 23 thành phần tinh dầu. Trong đó, các quinon diterpenoid và các axit phenolic ưa nước là các thành phần hoạt tính sinh học chính trong đan sâm. Hai nhóm hợp chất này hầu hết được phân lập từ rễ của đan sâm, trong khi đó tinh dầu được chiết xuất từ ​​hoa của cây đan sâm.

Xem thêm:  Thẩm mỹ viện Metropole Clinic - Tiên phong công nghệ sụn lạnh Lasik tại Việt Nam

Cây đan sâm có tác dụng gì?

Tác dụng của đan sâm cho sức khỏe con người là rất lớn, hỗ trợ điều trị rất nhiều bệnh. Có thể kể đến như:

Tốt cho tim mạch: Một trong những công dụng của đan sâm phải kể đến đầu tiên đó là hỗ trợ điều trị các bệnh liên quan đến tim mạch. Có thể kể đến một số bệnh lý sử dụng đan sâm rộng rãi như xơ vữa động mạch, tăng huyết áp, tăng lipid máu, đột quỵ,…. Đan sâm giúp thúc đẩy lưu lượng máu và giải quyết huyết ứ vô cùng tốt.

Chống tăng huyết áp ở người cao tuổi: Các nghiên cứu khoa học đã chứng minh rằng DS-201 – Một hoạt chất được chiết xuất từ đan sâm có tác dụng bảo vệ đối với bệnh tăng huyết áp thông qua việc giảm áp lực động mạch phổi trung bình và ức chế tái cấu trúc ở các động mạch phổi xa.

Chống bệnh đái tháo đường: Các thí nghiệm tiền lâm sàng và thử nghiệm lâm sàng đã cho thấy thông qua việc cải thiện cân bằng nội môi oxy hóa khử kết hợp với ức chế quá trình apoptosis và viêm thông qua điều chỉnh nhiều kênh tín hiệu trong cơ thể, đan sâm giúp điều trị các bệnh mạch máu lớn và nhỏ. Việc đan sâm hỗ trợ chống bệnh đái tháo đường có thể liên quan đến các đặc tính cải thiện lưu thông máu và làm giảm ứ trệ máu theo đông y.

Ngoài ra, đan sâm còn có rất nhiều các tác dụng khác. Điển hình có thể kể đến như: Chống thiếu máu cục bộ cơ tim, chống thiếu máu não, giảm khả năng mắc bệnh alzheimer ở người già, chống bệnh parkinson, chống viêm và chống oxy hóa, các bệnh liên quan đến kinh nguyệt không đều…

Xem thêm:  Giá đông trùng hạ thảo khô

Cách chế biến đan sâm thành vị thuốc đông y

Đan sâm thường được thu hoạch vào mùa xuân hoặc mùa thu. Người nông dân thường đào lấy rễ đan sâm và thân rễ. Sau đó đem đi rửa sạch, cắt bỏ các rễ con và thân còn sót lại. Rễ đan sâm sau khi sơ chế sẽ được ủ mềm, thái lát rồi đem đi phơi hoặc sấy khô để làm thành vị thuốc đông y.

Đan sâm cũng có thể được chế biến thành cao đan sâm để thu được thành phẩm cao đan sâm với các chất chiết xuất có hàm lượng cao, sử dụng như một loại dược phẩm chức năng.

Ngoài ra, có thể đem đan sâm đi ngâm rượu để làm thành rượu thuốc, rất tốt cho sức khỏe. Bên cạnh đó, phương pháp tửu đan sâm (chế rượu) cũng được sử dụng phổ biến trong đông y. Đan sâm thái vát rồi cho vào bình rượu, đậy kín sau 1 giờ cho rượu ngấm hết. Sau đó đem sấy khô và có thể dùng như vị thuốc bình thường. Cứ 1 lít rượu thì có thể sử dụng tửu đan sâm cho 10kg đan sâm khô.

Một số bài thuốc đông ty từ đan sâm

  • Bài thuốc chữa đau tức ở ngực, đau nhói vùng tim: Đan sâm 16g; xuyên khung, trầm hương, uất kim, mỗi vị 10g; hồng hoa 8g; xích thược, hương phụ chế, hẹ, qua lâu, mỗi vị 6g; đương quy vĩ 5g. Trộn đều các vị thuốc trên và sắc uống hàng ngày trong vòng 1 tháng để xem tác dụng cụ thể rồi mới tiếp tục định hướng sử dụng tiếp..
  • Bài thuốc chữa suy tim với đan sâm: Đan sâm 8g; đẳng sâm 10g; bạch truật, ý dĩ, xuyên khung, ngưu tất, trạch tả, mã đề và mộc thông, mỗi vị 8g. Sắc uống hàng ngày, mỗi ngày một thang.
  • Bài thuốc chữa tim hồi hộp, chóng mặt, nhức đầu, hoa mắt, ù tai: Đan sâm, sa sâm, thiên môn, mạch môn, thục địa, long nhãn, đảng sâm, mỗi vị 6g; toan táo nhân, viễn chí, bá tử nhân, mỗi vị 4g; ngũ vị tử 3g.Tất cả hỗn hợp các vị thuốc trên cho vào sắc uống hàng ngày, mỗi ngày một thang
  • Bài thuốc chữa thần kinh suy nhược, nhức đầu, mất ngủ: Đan sâm, bạch thược, đại táo, thảo quyết minh (sao), mạch môn, ngưu tất, huyền sâm, mỗi vị 8g; dành dành, nhân hạt táo (sao), mỗi vị 4g. Tất cả hỗn hợp các vị thuốc trên cho vào sắc uống hàng ngày, mỗi ngày một thang thuốc.
  • Bài thuốc chữa đau dây thần kinh liên sườn: Đan sâm, bạch truật, bạch thược, bạch linh, uất kim, sài hồ, thanh bì, mỗi vị 4g; bạc hà, hương phụ, cam thảo, mỗi vị 3g; gừng 2g. Tất cả các vị thuốc trộn đều, cho vào sắc nước uống hàng ngày, mỗi ngày một thang.
  • Bài thuốc chữa viêm gan mạn tính, đau vùng gan: Đan sâm, cỏ nhọ nồi, mỗi vị 10g. Cho các vị thuốc vào sắc nước uống hàng ngày, mỗi ngày một thang.
  • Bài thuốc chữa kinh nguyệt không đều: Đan sâm, thục địa, hoài sơn, sài hồ, bạch thược, mỗi vị 6g; sơn thù, trạch tả, phục linh, đan bì, mỗi vị 4g. Sắc nước uống hàng ngày, mỗi ngày một thang.
Xem thêm:  Cách Làm Nước Sâm Rong Biển Không Bị Tanh

Lời kết

Trên đây là các thông tin tổng hợp hữu ích về cây đan sâm cũng như tác dụng của đan sâm đối với sức khỏe của con người. Đây là vị thuốc rất lành tính, được sử dụng thường xuyên trong đông y.

Ngoài đan sâm ra thì cũng còn rất nhiều các loại sâm thảo dược khác tốt cho sức khỏe như sâm Ngọc Linh, sa sâm, hồng đẳng sâm, sâm đại hành,… Đặc biệt phải kể đến sâm Ngọc Linh – Loại nhân sâm nổi tiếng quý hiếm và tốt nhất thế giới chỉ có tại Việt Nam.