Mâm cỗ trung thu là một nét văn hóa đẹp của châu Á nói chung và Việt Nam nói riêng. Tết Trung thu không chỉ là dịp tưởng nhớ thiếu nhi và thỏa thích rước đèn ông sao, phá cỗ và vui chơi. Đây còn là ngày của sự sum họp, quây quần hạnh phúc và đoàn viên. Mâm cỗ trung thu không chỉ thể hiện lòng thành kính với đất trời và gia tiên mà còn biểu trung cho hy vọng gia đình thuận hòa sum vầy.
Ý nghĩa mâm cỗ trung thu
Theo phong tục, trong ngày rằm tháng Tám hàng năm, các thành viên trong gia đình sẽ hội tụ sum vầy và chuẩn bị mâm cỗ trung thu để cúng gia tiên. Ngoài ra, người Việt xưa tin rằng, mâm cỗ trăng rằm còn là một món cúng lễ để cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt và công việc thuận lợi. Những nét văn hóa truyền thống này đã trở thành những giá trị văn hóa sâu sắc của người Việt.
Mâm cỗ truyền thống có gì?
Mâm cỗ trung thu không thể thiếu những thành phần sau:
- Ngũ quả: Tượng trưng cho sự sung túc, no đủ và thành quả lao động chăm chỉ.
- Bánh trung thu: Biểu trưng cho sự vẹn nguyên, thuận hòa và viên mãn.
- Lồng đèn ông sao: Tượng trưng cho ngũ hành âm dương, cân bằng và hài hòa.
- Bánh kẹo: Là lễ vật không thể thiếu trong mâm cỗ trung thu.
Mâm cỗ trung thu kiểu miền Bắc
Mâm cỗ trung thu kiểu miền Bắc mang đậm chất tinh tế và nhã nhặn. Ngoài các thành phần cơ bản như bánh dẻo, bánh nướng, bánh kẹo và lồng đèn, mâm cỗ trung thu miền Bắc thường có sự khác biệt về mâm ngũ quả. Mâm cỗ sẽ được bày thêm các loại quả như hồng, đào, bưởi, quýt và chuối. Đặc biệt, mâm cỗ trung thu miền Bắc truyền thống còn được bày trí thêm con giống bột, món đồ chơi trang trí được làm bằng bột nếp hấp chín.
Mâm cỗ trung thu kiểu miền Trung
Mâm cỗ trung thu ở miền Trung không theo khuôn mẫu, nhưng vẫn mang đậm sự trang trọng và chăm chút. Người miền Trung thường sử dụng các loại cây trái quen thuộc như thanh long, chuối, mãng cầu, dứa, cam, quýt… trong mâm cỗ trung thu. Đèn lồng cũng là một phần quan trọng trong mâm cỗ của miền Trung.
Mâm cỗ trung thu kiểu miền Nam
Mâm cỗ trung thu miền Nam phản ánh sự hào sảng và phóng khoáng của người dân. Mâm ngũ quả trung thu miền Nam thường có ba quả dứa làm bệ đỡ vững chắc, mang ý nghĩa con đàn cháu đống. Ngoài ra, mâm cỗ còn có các loại trái cây đa dạng như mãng cầu, sung, dừa, đu đủ và xoài.
Cách trình bày mâm cỗ trung thu
Để trình bày mâm cỗ trung thu đẹp mắt, bạn có thể tuân thủ các nguyên tắc sau:
- Mâm ngũ quả
- Đĩa bánh kẹo (đặt riêng ra một đĩa sạch)
- Đĩa bánh trung thu (bao gồm cả bánh dẻo và bánh nướng)
- Lồng đèn ông sao (bày sau những phần hoa quả cúng)
Trang trí mâm cỗ trung thu thêm bánh đậu xanh trái cây sẽ làm nổi bật sự sinh động của mâm cỗ.
Trong những năm gần đây, trang trí mâm cỗ trung thu với tạo hình hoa quả đang trở thành xu hướng. Bạn có thể biến hóa những loại hoa quả thành hình các con vật như chó, cá, rùa, công, phượng…
Hy vọng những gợi ý trên về cách trang trí mâm cỗ trung thu và mâm ngũ quả ba miền sẽ giúp bạn có một trung thu đoàn viên và ấm áp bên gia đình yêu thương!