Tụt huyết áp nên ăn gì và không nên ăn gì để mau hồi phục?

Tụt huyết áp là một vấn đề sức khỏe khá phổ biến hiện nay. Khi cơn tụt huyết áp đến, chúng ta thường gặp những khó chịu và bất tiện trong cuộc sống hàng ngày. Vậy khi tụt huyết áp nên ăn gì để mau hồi phục?

Huyết áp thấp là gì? Dấu hiệu nhận biết

Tụt huyết áp là tình trạng chỉ số huyết áp đột ngột giảm xuống dưới 90/60 mmHg, trong khi chỉ số của người bình thường là 120/80 mmHg. Tụt huyết áp có thể làm giảm thể tích máu và gây ra nhiều vấn đề sức khỏe. Dấu hiệu tụt huyết áp dễ nhận biết nhất bao gồm chóng mặt, ngất xỉu, tầm nhìn mờ dần, buồn nôn, mệt mỏi và thiếu tập trung.

Rủi ro khi bị tụt huyết áp

Tụt huyết áp quá mức có thể gây sốc và đe dọa tính mạng. Nếu bạn bị tụt huyết áp và có các dấu hiệu như lú lẫn, da lạnh, sần sùi, hơi thở nhanh và nông, mạch yếu và nhanh, bạn cần được cấp cứu ngay.

Xem thêm:  Chè vằng có tác dụng gì? Những điều cần lưu ý khi sử dụng chè vằng

Tụt huyết áp nên ăn gì? 6 loại thực phẩm cho người bị huyết áp thấp

Đối với các cơn tụt huyết áp thông thường, bạn có thể bổ sung một vài loại thực phẩm sau để cải thiện huyết áp:

1. Bổ sung muối

Ăn muối sẽ làm tăng huyết áp vì muối ảnh hưởng tới sự cân bằng nước của cơ thể. Bạn có thể uống một cốc nước muối pha loãng hoặc nhấm nháp một món ăn mặn khi bị tụt huyết áp. Tuy nhiên, đây chỉ là cách cải thiện tạm thời. Sau khi vượt qua cơn tụt huyết áp bằng muối, bạn cần tìm hiểu nguyên nhân để khắc phục.

2. Hạnh nhân

Hạnh nhân rất giàu axit béo omega-3 và ít chất béo bão hòa. Hạnh nhân không chỉ giúp bạn ổn định huyết áp mà còn mang lại nhiều lợi ích sức khỏe khác. Bạn có thể ăn vặt hạt hạnh nhân hoặc làm sữa để uống, hỗ trợ tăng huyết áp.

3. Dùng rễ cam thảo để tăng huyết áp

Rễ cam thảo được xem là thảo dược có lợi cho người đang điều trị bệnh huyết áp thấp nhờ khả năng hỗ trợ chức năng tuyến thượng thận và điều hòa huyết áp. Tuy nhiên, bạn cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng nếu bạn đang mang thai hoặc sử dụng các loại thuốc làm loãng máu, kali hay các thuốc làm hạ huyết áp khác.

4. Ưu tiên các loại thực phẩm giàu vitamin B12 và folate

Sự thiếu hụt vitamin B12 và folate có thể gây thiếu máu, là yếu tố làm tăng nguy cơ tụt huyết áp. Với các món ăn cho người tụt huyết áp, bạn hãy ưu tiên lựa chọn những loại thực phẩm giàu vitamin B12 và folate như thịt, cá, trứng, gan, sữa và các chế phẩm từ sữa. Nếu bạn không ăn thịt, bạn có thể chọn các loại thực phẩm thực vật giàu vitamin B12 và folate như ngũ cốc, rau lá xanh, bông cải xanh, đậu, củ cải đường, trái cây họ cam quýt, măng tây, đậu lăng, mầm lúa mì…

Xem thêm:  Mách bạn 4 cách làm trà vải đơn giản tại nhà

5. Huyết áp thấp uống gì? Uống nhiều nước

Mất nước làm giảm thể tích máu và là nguyên nhân phổ biến khiến bạn bị tụt huyết áp. Nước có vai trò tích cực trong việc điều tiết lưu thông máu và duy trì huyết áp ổn định. Vì vậy, để không bị huyết áp thấp, bạn hãy uống đủ nước mỗi ngày. Bên cạnh nước lọc, bạn cũng có thể bổ sung nước dừa để cung cấp chất điện giải hoặc nước ép lựu để nạp thêm chất chống oxy hóa.

6. Đồ uống chứa caffein

Các thức uống chứa caffein như trà hoặc cà phê có thể giúp tăng huyết áp tạm thời ở những người không sử dụng chúng thường xuyên bằng cách kích thích hệ thống tim mạch và tăng nhịp tim.

Huyết áp thấp không nên ăn gì?

Hiện tại, chưa có khuyến cáo cụ thể về những thực phẩm mà người bị huyết áp thấp phải cắt bỏ hoàn toàn khỏi thực đơn. Tuy nhiên, bạn cần cảnh giác với các loại thực phẩm có thể làm tình trạng tụt huyết áp nghiêm trọng hơn. Người bị huyết áp thấp nên hạn chế tiêu thụ các loại thực phẩm như táo mèo, hạt dẻ nướng, sữa ong chúa, cà rốt, cà chua, mướp đắng, các thực phẩm có tính hàn… Đặc biệt, người bệnh nên tránh uống rượu, bia, vì đồ uống có cồn làm tăng nhịp tim, giãn mạch và mất nước, làm tình trạng tụt huyết áp trầm trọng hơn.

Xem thêm:  Thịt vịt bao nhiêu calo? Xăm môi có được ăn thịt vịt không?

Như vậy, ngoài việc ăn uống các loại thực phẩm phù hợp, bạn cũng cần tuân thủ những nguyên tắc sống lành mạnh, khoa học để ổn định huyết áp. Đừng quên thực hiện nghiêm túc các lưu ý về sinh hoạt hàng ngày, bao gồm chia nhỏ bữa ăn, bổ sung đạm, uống đủ nước, ngủ đủ giấc, không hoạt động mạnh hay đi dưới trời nắng gắt, không thay đổi tư thế đột ngột, và tập thể dục đều đặn.

Đọc thêm:

Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về cách ăn uống phù hợp để hồi phục nhanh chóng khi bị tụt huyết áp.