Ăn mận có nóng không? Tác hại của mận hậu khi ăn quá nhiều

Mận hậu, hay còn gọi là mận Bắc hoặc mận Hà Nội, là loại trái cây mùa hè chua ngọt. Nó có nhiều tác dụng tuyệt vời cho sức khỏe. Tuy nhiên, ăn quá nhiều mận hậu cũng có thể gây rủi ro. Vậy ăn mận hậu có tốt không? Ăn mận có nóng không?

Những thắc mắc này sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây, hãy cùng tìm hiểu để ăn mận hậu đúng cách.

Ăn mận hậu có tốt không?

Mận hậu mang đến nhiều lợi ích dinh dưỡng nhờ hàm lượng chất chống oxy hóa, vitamin và khoáng chất dồi dào. Tuy nhiên, nhiều người vẫn băn khoăn không biết ăn mận có nóng không. Hãy cùng tìm hiểu câu trả lời.

Mận hậu là nguồn carbohydrate ít chất béo, ít calo và nhiều chất xơ. Nó chứa chất chống oxy hóa và một số vitamin C, vitamin A, vitamin K, đồng và mangan.

Ngoài ra, mận hậu giàu những chất chống oxy hóa như phenol, flavonoid, anthocyanin… tăng cường miễn dịch và ngăn ngừa bệnh mãn tính. Beta-sitosterol chiết xuất từ quả mận được đề xuất sử dụng để ngăn ngừa ung thư ruột kết.

Một số tác dụng nổi trội của mận hậu có thể kể đến:

  • Chống lại các gốc tự do
  • Ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị ung thư
  • Giúp kiểm soát đường huyết

Ăn mận hà nội có nóng không?
Ảnh minh họa: Ăn mận hà nội có nóng không?

Ăn mận có nóng không?

Theo quan điểm dân gian, mận hậu có tính nhiệt, có thể gây nóng trong người. Ngoài ra, ăn quá nhiều mận hậu có thể gây nổi mụn, nhiệt miệng… Tuy nhiên, chưa có bằng chứng khoa học nào chứng minh rằng mận hậu gây nóng trong người. Cũng như chưa có nghiên cứu nào về những hoạt chất trong mận hậu có thể khiến da nổi mụn.

Xem thêm:  Mách bạn 6 cách uống bột sắn dây đẹp da hiệu quả

Như vậy, chưa có câu trả lời cụ thể cho câu hỏi ăn mận có nóng không. Tuy nhiên, như bất kỳ loại thực phẩm nào khác, chỉ ăn mỗi mận hậu hoặc ăn quá nhiều mận hậu đều có thể gây tác dụng phụ.

Tác hại của mận hậu

Mận hậu có lợi cho sức khỏe nhưng ăn quá nhiều mận hậu cũng có thể dẫn đến tác hại sau:

  1. Hàm lượng axit cao: Mận hậu có vị chua đặc trưng do hàm lượng vitamin C và các loại axit khác. Ăn quá nhiều mận hậu có thể gây hại cho dạ dày. Nghiên cứu cho thấy mận hậu là một trong những loại quả chứa nhiều axit. Ăn quá nhiều mận hậu có thể tăng lượng axit trong dạ dày, gây tăng nguy cơ trào ngược axit dạ dày. Đối với trẻ nhỏ, lượng axit quá mức trong mận hậu có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của men răng.

  2. Tăng nguy cơ sỏi thận: Mận hậu chứa hàm lượng oxalate dồi dào. Ăn quá nhiều mận hậu có thể tăng nguy cơ hình thành sỏi thận. Ngoài ra, trong một số trường hợp, canxi và oxalate được cho rằng sẽ liên kết với nhau và tạo thành dạng sỏi thận canxi oxalat.

Có những trường hợp không nên ăn mận hậu:

  1. Người bị dị ứng với thực vật của họ Hoa hồng (Rosaceae): Nếu bạn bị dị ứng với các loại trái cây như mơ, đào, cherry… khả năng cao bạn cũng dị ứng với mận hậu.

  2. Người đang dùng thuốc làm chậm quá trình đông máu: Mận có thể làm chậm quá trình đông máu. Khi bạn dùng cùng với các loại thuốc làm chậm quá trình đông máu, có thể tăng nguy cơ bị bầm tím và chảy máu.

  3. Người có vấn đề về dạ dày: Nếu mắc các chứng bệnh như loét dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản (GERD), bạn nên hạn chế ăn các loại thực phẩm có tính axit như mận hậu.

  4. Người bị bệnh thận: Nếu bạn đang có vấn đề về thận, oxalate có trong mận sẽ đặc biệt nguy hiểm với bạn.

  5. Trẻ nhỏ: Phụ huynh nên lưu ý khi cho trẻ ăn mận hậu. Hạt của mận hậu cứng, có thể gây nghẹn khi nuốt. Ngoài ra, những cạnh sắc của hạt mận cũng có thể làm tổn thương thực quản và dạ dày của trẻ. Người lớn nên tách sẵn hạt mận khi cho trẻ ăn mận hậu để tránh nguy cơ nghẹn và tổn thương.

Xem thêm:  10 cách giảm cân cho người lười vận động, ngại ăn kiêng

Ăn mận hậu đúng cách

Để tận hưởng những công dụng của mận hậu và ăn mận hậu đúng cách, hãy tham khảo những bí quyết sau:

  1. Cách chọn mận hậu nhiều chất chống oxy hóa: Quả mận hậu càng đậm màu (có màu đỏ hoặc tím đậm) được quan sát là có hàm lượng phenol càng cao hơn. Chính vì vậy, bạn nên ưu tiên chọn những quả mận đậm màu khi mua.

  2. Hạn chế ăn mận hậu với quá nhiều muối ớt: Món mận lắc chua cay đậm đà là món ăn vặt yêu thích của nhiều người. Tuy nhiên, bạn không nên ăn món này quá thường xuyên. Món mận lắc nhiều muối có thể ảnh hưởng đến huyết áp và sức khỏe.

  3. Hạn chế ăn mận ngào đường, nước ép mận: Mặc dù mận tươi rất tốt cho sức khỏe, bạn hãy tránh uống quá nhiều nước ép mận hậu hoặc mận hậu ngào đường. Nguyên nhân là các loại này có thể tăng chỉ số đường huyết đột ngột và gây tác động tiêu cực cho cơ thể.

  4. Kết hợp mận hậu với các món lành mạnh: Thêm mận hậu vào món salad trái cây, ăn kèm với bột yến mạch hoặc sữa chua không đường, trộn mận hậu thái hạt lựu với rau bina non và gạo lứt để tạo món salad ngũ cốc lành mạnh.

Vậy là bạn đã biết ăn mận có nóng không và mận hậu có tốt không. Những bí quyết ăn mận hậu đúng cách sẽ giúp bạn nhận được những công dụng của mận hậu và duy trì sức khỏe tốt. Đừng quên truy cập Blog về Sâm Ngọc Linh và các thực phẩm, sức khỏe để tìm hiểu thêm thông tin hữu ích!

Xem thêm:  Cách nấu 3 loại sữa hạt Hàn Quốc an lành, thơm ngon khó cưỡng