Ăn củ đậu có tốt không? 5 công dụng của củ đậu với sức khỏe

Củ đậu (củ sắn) là một loại thực phẩm phổ biến có hương vị ngọt thanh và giữ nhiều nước. Bạn có thể ăn củ đậu sống như một món tráng miệng hoặc chế biến thành món ăn mặn. Vậy, ăn củ đậu có tốt không? Củ đậu có a lượng dinh dưỡng phong phú. Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau.

Củ đậu là củ gì? Thành phần dinh dưỡng

Củ đậu có tên khoa học là Pachyrhizus erosus, có vị ngọt thanh và chứa nhiều nước. Với hương vị trung tính, củ đậu có thể được chế biến thành nhiều món ngon.

ăn củ đậu có tốt không

Giá trị dinh dưỡng của củ đậu

Củ đậu trông có vẻ thanh đạm vì hương vị trung tính của nó. Tuy nhiên, thực tế loại củ này chứa rất nhiều thành phần dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe.

Củ đậu bao nhiêu calo? Trong mỗi 100g, củ đậu sẽ chứa khoảng 38 kcal. Đa phần năng lượng của củ đậu đến từ hàm lượng carbs trong nó. Hơn nữa, củ đậu cũng chứa nhiều vitamin và khoáng chất quan trọng, cũng như một lượng chất xơ đáng kể. Giá trị dinh dưỡng gồm có:

  • Nước: 90.1 g
  • Chất đạm: 0.72 g
  • Tổng chất béo: 0.09 g
  • Chất xơ: 0.9 g
  • Vitamin C, tổng axit ascorbic: 20.2 mg
  • Folate: 12 µg
  • Kali, K: 150 mg
  • Canxi, Ca: 12 mg
  • Phốt pho, P: 18 mg
  • Sắt, Fe: 0.6 mg
  • Magie, Mg: 12 mg

Ngoài những dưỡng chất trên, củ sắn còn chứa một lượng nhỏ vitamin E, thiamine, riboflavin, vitamin B6, axit pantothenic, kẽm và đồng.

5 công dụng của củ sắn – củ đậu

Để trả lời cho thắc mắc “ăn củ đậu có tốt không?”, mời bạn xem qua những tác dụng của củ đậu đối với sức khỏe của chúng ta. Sau đây là những công dụng của củ đậu ít người biết nhưng lại tốt không ngờ.

1. Ăn củ đậu tốt cho tim mạch

Củ đậu có tác dụng gì?

Củ đậu có tác dụng gì? Hỗ trợ tăng cường sức khỏe của tim mạch là một công dụng của củ đậu không phải ai cũng biết. Đó là nhờ củ đậu chứa một lượng chất xơ hòa tan đáng kể trong thành phần dinh dưỡng của nó.

Chất xơ hòa tan có thể giúp giảm mức cholesterol bằng cách ngăn mật tái hấp thu trong ruột. Đồng thời chất xơ trong củ sắn cũng như ngăn gan tạo ra nhiều cholesterol hơn.

Một nghiên cứu ở những người lớn khỏe mạnh cho thấy rằng uống nước ép củ đậu có tác dụng làm giảm nguy cơ hình thành cục máu đông. Hơn nữa, củ đậu cũng chứa kali, giúp thư giãn các mạch máu, giảm huyết áp. Ngoài ra, kali có trong củ đậu còn được chứng minh có tác dụng ngăn ngừa bệnh tim và đột quỵ. Tác dụng bảo vệ tim mạch và cải thiện tuần hoàn máu của củ đậu đến từ hàm lượng sắt và đồng.

Xem thêm:  Sâm dây Ngọc Linh có tác dụng gì? Dùng sao cho tốt?

Củ đậu chứa chất xơ, kali, sắt, đồng và nitrat, có thể có lợi cho sức khỏe tim mạch bằng cách giảm mức cholesterol, giảm huyết áp và cải thiện tuần hoàn.

Bổ sung củ đậu vào chế độ ăn uống dinh dưỡng sẽ giúp các tế bào hồng cầu khỏe mạnh và tăng cường sức khỏe tim mạch.

2. Củ sắn giúp thúc đẩy tiêu hóa

ăn củ đậu có tốt không

Ăn củ sắn có tác dụng không? Với những lợi ích thiết thực cho hệ tiêu hóa, củ sắn, hay củ đậu, là loại rau củ nên có trong chế độ ăn uống của bạn. Trong 1 chén củ sắn (khoảng 130g), củ sắn có chứa 6,4g chất xơ.

Một trong những chức năng chính của chất xơ của củ đậu chính là bình thường hóa nhu động ruột. Chế độ ăn nhiều chất xơ có thể làm giảm nguy cơ phát triển bệnh trĩ và bệnh viêm túi thừa.

Giúp ngăn ngừa và điều trị táo bón cũng là một tác dụng của củ đậu đối với hệ tiêu hóa. Inulin trong củ đậu có thể làm tăng 31% tần suất đi tiêu ở bệnh nhân táo bón.

3. Ăn củ đậu có tác dụng gì? Tốt cho lợi khuẩn đường ruột

Inulin trong củ đậu được biết đến như một loại chất xơ prebiotics. Vậy, prebiotics trong củ đậu có tác dụng gì? Chế độ ăn giàu prebiotics làm tăng số lượng lợi khuẩn và tạo ra môi trường bất lợi cho những vi khuẩn gây hại trong đường ruột của bạn.

Trong khi hệ tiêu hóa của bạn không thể tiêu hóa hoặc hấp thụ prebiotics như inulin, vi khuẩn trong ruột của bạn có thể lên men chúng. Theo báo cáo của nhóm nghiên cứu công nghệ sinh học từ Đại học Chang Gung, Đài Loan kết hợp cùng Đại học Rockefeller, Mỹ:

Các loại vi khuẩn trong đường ruột không chỉ ảnh hưởng đến tiêu hóa của bạn. Lợi khuẩn có thể ảnh hưởng tích cực đến cân nặng, hệ thống miễn dịch và thậm chí cả tâm trạng của bạn.

Ngoài ra, thực phẩm prebiotic như củ đậu, thúc đẩy sự phát triển của lợi khuẩn còn giúp giảm nguy cơ các bệnh mãn tính như bệnh tim, tiểu đường, béo phì và bệnh thận.

Xem thêm:  6 cách giảm cân không cần tập thể dục để gọn dáng khỏe người

4. Giảm nguy cơ ung thư

ăn củ đậu có tốt không

Nếu vẫn băn khoăn về việc ăn củ đậu có tốt không, công dụng ngừa ung thư của củ đậu sẽ là lý do để bạn quan tâm đến thực phẩm này. Đây là một trong những công dụng của củ đậu ít người biết.

Thành phần dinh dưỡng của củ đậu nhiều chất chống oxy hóa, vitamin C và E, selen và beta-carotene. Những dưỡng chất này có tiềm năng trong việc giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư:

  • Chất chống oxy hóa trong củ đậu có chức năng trung hòa các gốc tự do. Từ đó, chúng có thể ngăn chặn việc tế bào bị tổn thương và ung thư.
  • Chất xơ dồi dào được chứng minh tác dụng bảo vệ và chống lại ung thư ruột kết.
  • Prebiotics trong củ đậu cũng có công dụng giảm nguy cơ ung thư. Đó là nhờ việc tăng số lượng lợi khuẩn trong đường ruột, tăng sản xuất axit béo chuỗi ngắn bảo vệ và tăng cường phản ứng miễn dịch. Ăn củ đậu có thể giúp bạn giảm nguy cơ ung thư đại trực tràng.

Củ đậu chứa chất chống oxy hóa, chất xơ và prebiotics. Tất cả những dưỡng chất trên đều được chứng minh khả năng bảo vệ chống lại một số loại ung thư.

5. Ăn sắn có tác dụng gì? Có công dụng hỗ trợ giảm cân

Giúp kiểm soát cân nặng là một trong những công dụng được yêu thích của củ sắn. Loại thực phẩm này chứa nhiều nước và chất xơ giúp giảm cảm giác đói. Thêm củ sắn vào chế độ ăn kiêng sẽ cung cấp bữa ăn dinh dưỡng, ít calo và no lâu.

Chất xơ trong củ đậu có thể ổn định lượng đường trong máu và làm chậm quá trình tiêu hóa. Từ đó, thêm củ đậu vào bữa ăn giúp ngăn ngừa lượng đường trong máu tăng quá nhanh sau khi ăn.

Củ đậu là thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, ít calo, nhiều chất xơ và nước. Với khả năng làm giảm lượng đường trong máu, cải thiện độ nhạy insulin và giúp no lâu hơn, củ đậu là thực phẩm giúp giảm cân hiệu quả.

Xem thêm:  7 cách nấu cháo thịt bằm độc đáo, đủ dinh dưỡng cho mọi lứa tuổi

Rủi ro và cách bảo quản củ đậu

ăn củ đậu có tốt không

Những lợi ích về sức khỏe bên trên là giải đáp rõ ràng nhất cho câu hỏi: ăn củ đậu có tốt không? Tuy nhiên, bạn cần ghi nhớ những lưu ý sau đây để sử dụng củ đậu đúng cách.

  • Ăn cây củ đậu trúng độc? Trong cây sắn nước, hay cây củ đậu, chỉ có duy nhất phần củ là giàu dinh dưỡng và an toàn để dùng như một loại thực phẩm. Những phần còn lại gồm vỏ, thân, lá và hạt của củ đậu đều chứa rotenone. Chính vì thế, bạn không nên tùy ý tận dụng hay chế biến món ăn với những bộ phận này.

Rotenone là một loại thuốc trừ sâu tự nhiên, gây độc hại đối với con người, đặc biệt nếu bạn tiêu thụ ở liều lượng lớn. Rotenone còn có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh Parkinson.

  • Ăn nhiều củ đậu có sao không? Mặc dù củ đậu có công dụng hỗ trợ giảm cân hiệu quả, nhưng ăn quá nhiều có thể gây no giả và gây mất cân bằng dinh dưỡng nếu bạn không bổ sung đủ chất dinh dưỡng khác như protein, chất béo tốt, các loại vitamin nhóm B, vitamin D,…

  • Bảo quản và sử dụng củ đậu sao cho an toàn? Tốt nhất, bạn nên gọt sạch vỏ của củ đậu trước khi ăn để đảm bảo không bị ngộ độc. Để bảo quản, bạn có thể giữ chúng từ 2-3 tuần nếu bảo quản khô nguyên củ (không bóc vỏ) ở nơi thoáng mát. Nếu bạn đã gọt vỏ, củ sắn có thể được bảo quản trong 1 tuần trong hộp kín khí hoặc bọc kỹ trong màng bọc thực phẩm.

Như vậy, bài viết đã mang đến câu trả lời cho câu hỏi: Ăn củ đậu có tốt không? Củ đậu có tác dụng gì? Tóm lại, củ đậu nhiều chất xơ, prebiotics và chất chống oxy sẽ là lựa chọn tốt cho bệnh nhân tiểu đường và người đang ăn kiêng. Hy vọng những thông tin dinh dưỡng của củ đậu sẽ hữu ích để bạn có thể ăn uống lành mạnh hơn mỗi ngày.


Nguồn ảnh: SamNgocLinh


Đọc thêm:

Bà bầu ăn củ đậu khi mang thai: Ngon, khỏe, mát người

Tìm hiểu thêm về các loại thực phẩm và sức khỏe